Ngoài trứng gà, trứng vịt rất phổ biến trong chế độ ăn uống mà các mẹ thiết kế cho con, thì trứng ngỗng cũng là một sự lựa chọn rất đáng lưu ý. Trứng ngỗng có nhiều tác dụng đối với người lớn, có thể được dùng để ăn bổ sung dưỡng chất hoặc được dùng như các bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, với trẻ em thì sao? Câu hỏi trẻ em có nên ăn trứng ngỗng không, có tốt không? sẽ được giải đáp ngay sau đây.[content_block id=651]
Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng và một số điều cần biết
Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.
Tuy nhiên, về mặt giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà.
Cũng theo báo VOV, kết quả từ của một cuộc nghiên cứu cho thấy, hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà).
Trong 100 gam trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%).
Trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe
Ngoài ra, về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.
Trẻ có nên ăn trứng ngỗng? Có tốt hay không?
Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của bà bầu, bổ sung viên sắt/acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không.
Tuy nhiên nếu trẻ thích ăn trứng ngỗng các mẹ có thể cho trẻ ăn. Tuy hàm lượng vitamin không bằng trứng gà nhưng giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm này cũng không thể phủ nhận. Vậy nên nó cũng là món ăn bổ dưỡng cho trẻ.
Thỉnh thoảng bổ sung trứng ngỗng vào bữa ăn thay vì trứng gà, vịt cũng là cách giúp đa dạng, sinh động hơn cho bữa ăn và khiến trẻ ăn ngon miệng hơn.
Chế độ ăn trứng dành cho trẻ
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, khi trẻ bắt đầu ăn dặm có thể bổ trứng gà vào thực đơn hàng ngày nhưng với lượng vừa đủ. Tuy nhiên, tùy độ tuổi mà có chế độ ăn khác nhau:
– Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn ½ lòng đỏ trứng gà/bữa, 2-3 lần/tuần.
– Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trong 1 tuần.
– Trẻ 1-2 tuổi trẻ có thể ăn được cả lòng trắng, khoảng 3-4 quả/tuần.
– Trẻ từ 2 tuổi trở lên, có thể cho ăn một quả mỗi ngày.
“Đối với trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể cho bé ăn nhiều hơn nữa. Ngoài ra, khi trẻ được hơn 1 tuổi, các mẹ có thể thay đổi các loại trứng để đa dạng khẩu phần ăn như trứng cút lộn và vịt lộn 1 lần/tuần. Nhưng, chỉ nên cho trẻ ăn phần đỏ của trứng”, bác sĩ Hưng cho biết.
Chế biến trứng tùy theo lứa tuổi
Dựa vào từng tháng tuổi lớn của trẻ , các mẹ có thể lựa chọn cách chế biến trứng kết hợp với các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả,…
– Trẻ 6-12 tháng: kết hợp bột với lòng đỏ của trứng.
Cách nấu: Nấu chín bột. Sau đó, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau củ băm nhỏ và đánh đều. Khi nồi bột sôi, đổ hỗn hợp trứng rau vào quấy đều, không nên đun kỹ.
Chế biến trứng kết hợp với các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả,…
– Trẻ 1-2 tuổi: Có thể cho trẻ ăn cháo trứng. Cách nấu như với nấu bột trứng. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
– Trẻ từ 2 tuổi trở lên: cho ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán,…ăn kèm với cơm.
Một số món ăn chế biến từ trứng ngỗng bổ dưỡng cho cơ thể:
- Salad trứng ngỗng
Nguyên liệu: 1 quả trứng ngỗng, 100g xà lách, ½ củ hành tây, 1 quả cà chua và gia vị, dầu ô liu.
Chế biến
– Trứng ngỗng luộc chín, cắt khoanh.
– Rau xà lách rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút để diệt vi trùng, vớt rau ra để trên rổ thưa cho ráo nước.
– Cà chua và hành tây rửa sạch, sau đó cắt khoanh tròn mỏng.
– Pha nửa muỗng giấm với đường thành hỗn hợp rồi cho hành tây vào ngâm. Khi hành tây đã ngấm, vớt ra. Cho thêm 1 muỗng dầu oliu, nửa muỗng muối vào hỗn hợp đường và giấm, đánh tan.
– Cuối cùng, sắp rau ra dĩa, trứng và cà chua lên trên, rưới nước trộn giấm lên trên cùng và trộn đều khi dùng. Mẹ bầu có thể thay giấm bằng chanh cho có mùi thơm ngon hơn.
Để giữ hạm lượng protein trong trứng ngỗng thì luộc là cách tốt nhất nhưng nếu trẻ không ăn được luộc, sau đây là những món ăn chế biến từ trứng ngỗng mẹ có thể chế biến để trẻ ăn đỡ ngán các mẹ nhé.
- Trứng ngỗng chiên
Nguyên liệu: 1 quả trứng ngỗng, 200g nấm mỡ, 100g thịt bò băm và gia vị.
Chế biến:
– Trứng ngỗng đập vào bát, đánh tan, thêm ít hạt nêm, bột ngọt. Nấm mỡ ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa sạch, cắt bỏ phần gốc và băm nhỏ.
– Đặt chảo nóng, đổ dầu, phi thơm hành tỏi đã băm nhuyễn rồi cho nấm vào xào khoảng 2 phút.
– Phi thơm hành cho thịt bò đã thái nhỏ vào xào chín, múc ra bát.
– Phi thêm dầu, đổ trứng vào, rải đều nấm lên trên, đậy vun lại và vặn nhỏ lửa để trứng và nấm chín đều, cho lá hành vào trên mặt khi trứng đã chín.
– Cho trứng ra đĩa, cho thêm thịt bò vào, vậy là mẹ đã có món trứng ngỗng chiên nấm thịt bò thơm ngon.
- Trứng ngỗng lá hẹ
Nguyên liệu: 1 quả trứng ngỗng, 100g lá hẹ và gia vị vừa đủ.
Chế biến:
– Trứng ngỗng đập váo bát, đánh tan. Lá hẹ rửa sạch, cắt bỏ gốc, thái nhỏ rồi cho vào đánh đều với trứng.
– Đặt chảo lên bếp, đợi nóng thì đổ dầu, khi nóng dầu cho trứng vào tráng chín. Ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn các mẹ nhé.
- Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà
Nguyên liệu: 1 quả trứng ngỗng, 200g nấm đùi gà, 100g thịt heo băm nhuyễn, hành băm và các loại gia vị.
Chế biến:
– Trứng ngỗng đánh tan thêm vào nửa muỗng hạt nêm.
– Ngâm nấm với muối loãng, rửa sạch, cắt bỏ gốc và xắt nhỏ hạt lựu.
– Thịt heo đem ướp với muối và hạt nêm, để khoảng 10 phút cho thấm.
– Đun nóng dầu, cho hành băm vào phi thơm và cho nấm vào xào chừng 1 phút. Trút thịt vào nấm, xào đảo nhanh rồi bắc xuống.
– Làm nóng dầu và đổ trứng vào tráng, rải đều nấm và thịt lên mặt trứng, đậy vung để trứng chín hẳn.
– Cho trứng ra dĩa, rắc thêm tiêu để có mùi thơm. Dùng khi còn nóng. Xem chi tiết tại http://mautu.net
Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng ngỗng
Tuy trứng ngỗng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, nhưng nếu cho trẻ em ăn nhiều trứng ngỗng có thể khiến bé bị các vấn đề sau:
Có thể mắc béo phì, cao huyết áp vì ăn nhiều trứng ngỗng
Món ăn nào vậy ăn vừa thì tốt, nếu ăn quá nhiều hay quá ít chẳng bao giờ tốt cho sức khỏe cả.
Cũng theo thông tin đưa trên tờ Khám phá, so với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).
Không tốt cho hệ tim mạch
Hàm lượng cholesterol và giàu lipid có nhiều trong trứng ngỗng chính là những chất không có lợi cho sức khoẻ và hệ tim mạch của phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Chị em có thể bị thừa cân, béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,… nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.
Khác với trứng gà, trứng vịt hay trứng cút… những người ăn trứng ngỗng đa phần là phụ nữ mang thai. Nhiều người khi được hỏi cũng thành thật cho biết chẳng thích thú gì khi ăn loại trứng này vì mùi vị nhạt nhẽo, không ngon. Đã có trường hợp ăn không quen nhưng vì tin trứng ngỗng có thể giúp sinh con như ý muốn nên đã cố ăn đến nỗi bị nôn ói.
Thêm vào đó, giá bán của loại trứng này cũng khá đắt đỏ, một quả trứng ngỗng có khi bằng cả chục quả trứng gà nên càng khiến nhiều người nghĩ: “chắc tại quý quá nên mới đắt vậy”.
Thật ra, do rất kén người ăn nên phần lớn người nuôi ngỗng chỉ ấp trứng để nuôi lấy thịt chứ ít nơi chuyên nuôi ngỗng đẻ để bán trứng. Hơn nữa ngỗng là loại gia cầm thường hay chết dịch hàng loạt nên không được nông dân ưa chuộng như các loại gia cầm khác. Cũng chính vì vậy mà trứng ngỗng ngày càng trở thành của hiếm trên thị trường.
Thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein cho trẻ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.
Mong rằng với bài viết có nên cho trẻ ăn trứng ngỗng trên giúp các mẹ chăm sóc bé ngày càng khỏe hơn, thông minh hơn.[content_block id=653]