Đợt vừa rồi nhóc nhà mình có bị ho. Do bất cẩn, không chú ý các loại thực phẩm con không nên dùng nên bé có phần lâu giảm. May sao, được các cô hàng xóm mách cho vài công thức nấu cháo. Công nhận rất hay các mẹ ạ, bé nhà mình ăn vào giảm đáng kể, sau vài ngày không còn ho nữa. Và vì thấy nhiều mẹ hay hỏi trẻ bị ho nên ăn cháo gì để mau khỏi bệnh nên hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho các mẹ trong bài viết hôm nay.
Bé bị ho ăn cháo gì?
Như các mẹ đã biết nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ho là do cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng, chất ô nhiễm, dị ứng hoặc do hen suyễn,….
Lúc này chế độ dinh dưỡng cho con cũng rất quan trọng, với hệ tiêu hóa còn non yếu, cháo được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho con. Trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn nấu một vài loại cháo không những giàu chất dinh dưỡng mà lại vô cùng lợi hại trong việc kìm cơn ho của bé lại nhé.
Đầu tiên đó là:
cháo hành củ
Nghe qua tên có lẽ các mẹ đã biết được nguyên liệu chính của món này rồi đúng không nào. Hành củ không những có tác dụng giải cảm, chữa ho, viêm họng mà còn rất tốt cho các bệnh đường hô hấp nữa đấy.
Để thực hiện các mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: một nắm gạo lức và một nắm hành củ đã thái nhỏ. Gạo đem vo sạch cho nước vào và nấu cho sôi thì bỏ hành vào. Sau đó chờ gạo nở ra mềm và mịn là có thể cho bé ăn được rồi. Mỗi lần mẹ nên cho bé ăn một chén, từ 2 – 3 lần/ ngày, với cách làm này sẽ chữa ho rất hiệu quả mẹ nhé.
Món cháo thứ hai mình sẽ hướng dẫn là:
Cháo bí ngô nấu táo đỏ
Để thực hiện món cháo này mẹ hãy chuẩn bị một quả bí ngô nhỏ cùng 500g táo đỏ, 200g đường đỏ. Bí đem cát thành miếng nhỏ, cho vào nồi nấu với tất cả lượng đường và táo đỏ đã chuẩn bị trên lửa nhỏ. Đợi bí chín nhừ thành cháo mẹ có thể đem cho bé ăn rồi đấy. Mỗi ngày nên cho bé ăn một chén bí đỏ sẽ phòng chống cảm cúm, thanh phế trừ ho, giảm đau họng hiệu quả.
Món cháo thứ ba là:
Cháo nhị bì và cam thảo
Món cháo này là sự kết hợp của các vị thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn khi chữa ho cho bé.
Để có một nồi cháo đầy dinh dưỡng và công dụng này cho bé mẹ cần chuẩn bị 10g bạch bì (vỏ rễ dâu), 10g địa cốt bì và 3g cam thảo cùng với 1 – 2 nắm gạo lứt. Sau đó đem tất cả nguyên liệu trên trừ gạo ra rửa sạch rồi cho nồi nước nấu trong vòng 30 phút thì lọc lấy nước, cho gạo lứt vào nấu thành cháo. Mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn một chén nhỏ, từ 2 – 3 bữa là được. Khoảng 5 ngày các mẹ sẽ thấy công hiệu của món cháo này đấy.
Món cháo cuối cùng mình muốn giới thiệu cho các mẹ đó là:
Cháo tỏi
Nguyên liệu cho món này sẽ gồm: 1 củ tỏi, 10g lá chanh, 100g thịt lợn nạc, 50g gạo, bột gia vị vừa đủ. Thịt đem rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị rồi xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Với món cháo này mẹ nên cho bé ăn 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn trong 4 – 5 ngày bé sẽ có chuyển biến tốt hơn đấy.
Ngoài cháo tỏi, mẹ có thể nấu cháo tía tô cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị ho cho trẻ nữa.
Nguyên tắc khi nấu ăn cho trẻ bị ho
Các mẹ nên biết một điều rằng, khi bị bệnh, người con rất uể oải, chán ăn cùng với đó hệ tiêu hóa của con còn rất yếu, không thể nào tiêu hóa được những thức ăn cứng, khó tiêu. Lúc này mẹ cần cho bé ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng phải đầy đủ dưỡng chất như: soup, cháo, sữa… cũng như đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng con cần nạp vào mỗi ngày: bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị của con hằng ngày.
Thức ăn của con cần có nhiều nước và loãng bởi vì như vậy sẽ giúp làm loãng đờm nhớt tron cổ họng của con, không bị kích thích ho nhiều. Đồng thời, mẹ cũng nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.
Cách cho trẻ ăn
Cho con ăn đúng cách cũng vô cùng quan trọng đấy, các mẹ không được xem thường bước này đâu. Nếu các mẹ không nắm rõ sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khó lường đấy. Điều này mình đã được các chuyên gia y tế tư vấn và rút ra rất nhiều khi cho nhóc nhà mình ăn.
Việc đầu tiên trước khi cho bé ăn đó là cho bé uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé, với hành động này sẽ giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé nữa, bé sẽ đỡ ho và không bị nôn khi ăn. Cùng với đó mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều mà hãy chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút thôi.
Trẻ bị ho kiêng ăn gì?
Đây cũng là kinh nghiệm mình rút ra được khi lỡ dại cho bé nhà mình sử dụng “đại trà” các loại thực phẩm khi con đang trong giai đoạn điều trị ho. Cho nên mình chia sẻ trên đây, mong rằng các mẹ hãy chú ý để không phải mắc sai lầm như mình nhé.
Các loại thực phẩm để lạnh
Theo quan niệm của Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu mẹ cho bé uống hoặc ăn các thực phẩm lạnh sẽ dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm.
Các thức ăn quá mặn, quá ngọt hoặc cay
Các mẹ biết không, ho là do phổi bị nóng gây ra. Mà con ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, mặn, cay sẽ khiến cơ thể bị “bốc hỏa”, kể cả những thức ăn nhiều gia vị sẽ làm cho triệu chứng ho thêm nặng hơn. Như vậy nếu lỡ dại cho con ăn thì coi như công sức chăm sóc của mẹ “đổ sông đổ biển” hết đấy.
Các loại sữa ngoại trừ sữa mẹ
Các mẹ nên chú ý, sữa là thực phẩm có thể kích thích cơ thể sản xuất ra chất nhầy ở đường hô hấp nhiều hơn, bao gồm cả cổ họng và phổi. Nguyên nhân là do một loại Protein có trong sữa,
Không chỉ sữa mà ngay cả các chế phẩm khác từ sữa các mẹ cũng nên cho bé tránh dùng một thời gian đến khi nào con hoàn toàn khỏe hẳn thì dùng lại.
Cá và động vật có vỏ
Nghe có vẻ hoang đường các mẹ nhỉ, vì từ xưa đến nay, đây toàn là thực phẩm được xem giàu chất dinh dưỡng mà trẻ nào cũng cần cung cấp. Chính vì suy nghĩ đó mà mình cũng đã mắc sai lầm trong việc lựa chọn thực phẩm cho bé nhà khi bị ho.
Lý do không nên cho bé ăn khi bị ho là bởi vì hệ hô hấp của con rất dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất Protein trong tôm, cá, mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho. Đặc biệt là với những trẻ bị hen suyễn bẩm sinh.
Đậu phộng, hạt dưa, sô cô la
Với loại thực phẩm này thì có lẽ các mẹ đã biết. Nó được vào danh sách “cấm dùng” bởi đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi bị ho, dù bé có đòi các mẹ cũng không siêu lòng để bảo vệ sức khỏe của con đến khi khỏi hẳn mẹ nhé.
Không dùng thực phẩm bồi bổ
Trong quá trình điều trị bệnh ho cho con mẹ cần lưu ý không được sử dụng bất kỳ các thực phẩm bồi bổ nào cho con để tránh việc điều trị bệnh ho khó chữa trị hơn.
Quýt
Từ lâu mọi người vẫn luôn truyền nhau về công dụng chữa ho, long đờm của vỏ quýt nhưng với thịt quýt thì ngược lại các mẹ ạ. Bởi vì trong thịt quýt chứa một chất gọi là Cellulite – chất này sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Với những chia sẻ trên đây, mình mong rằng nó sẽ thật sự hữu ích cho các mẹ. Đặc biệt là những mẹ đang có con bị ho giống như mình. Chúc các mẹ chăm con mau khỏe nhé.