Khi đến thời điểm 6 tháng tuổi, các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn, mẹ cũng không quên tìm kiếm mọi thông tin về quá trình ăn của bé, ăn loại thịt nào tốt mà phù hợp với trẻ. Tuy nhiên, quá nhiều thông tin có thể khiến mẹ hoang mang, lo lắng không biết thực – hư, đúng – sai như thế nào. Mẹ đừng lo, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp giúp mẹ các thông tin cần thiết để mẹ tự tin chăm bé thật tốt nhé. Giờ thì cùng xem qua để các mẹ biết thêm trẻ 6 tháng tuổi ăn được những loại thịt gì nhé.[content_block id=639]
Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những loại thịt gì
Trẻ em mới 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn non yếu không nên ăn quá nhiều đồ tanh và cần cho trẻ dần làm quen từng bước. Do đó, thực đơn ăn uống của trẻ chỉ nên bao gồm các món bột kết hợp với thịt gà, thịt lợn, trứng và sữa…
Mỗi bé sẽ có sở thích và khả năng tiêu hóa riêng, nên bạn chỉ cần biết nguyên tắc cho trẻ ăn và sẽ linh động áp dụng cho con mình. Nghĩa là bạn phải chiều theo ý thích và khả năng của bé, không nên ép bé theo công thức của mẹ. Nguyên tắc ăn là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, kết hợp bột với các món thịt, giới thiệu đa dạng món ăn nhưng mỗi lần chỉ giới thiệu 1 món, tập từ từ vài ngày mới chuyển sang món mới.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc chọn thực phẩm và cung cấp cho bé một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ. Thịt gà, bò, heo đều là những thực phẩm giàu đạm, sắt và không thể thiếu trong chế độ ăn dặm của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ nên sử dụng thịt đúng cách trong chế độ ăn dặm để vừa kích thích vị giác vừa cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
– Mỗi loại thịt có mỗi thành phần dinh dưỡng, lợi ích khác nhau mà trẻ 6 tháng tuổi nên tập ăn:
+ Thịt bò: Là một loại thịt đỏ, trong đó rất giàu protein và nhiều vitamin như B2, B6, khoáng chất cacnitin, kali, magie, kẽm, sắt… Ngoài ra, thịt bò cung cấp cho cơ thể trẻ tới 280kcal năng lượng, nguồn năng lượng gấp đôi so với những loại thịt khác. Đặc biệt, protein trong thịt bò có rất nhiều acid amin, acid gốc tự do giúp chuyển hóa protein thành đường hữu cơ trong cơ thể nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
Khi nào thì các mẹ nên cho ăn dặm thịt bò: Vì thịt bò rất giàu protein nên mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé bước sang tháng thứ 8. Và mẹ luôn nhớ nguyên tắc, cho bé ăn ít để kiểm tra phản ứng cơ thể của bé xem có bị dị ứng với thịt bò hay không? Sau đó, mới tăng số lượng nhiều hơn.
+Thịt heo: Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt heo có tới hơn 20 loại acid amin không thể thay thế được và rất cần với cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Đồng thời, trong thịt heo cũng có chứa các chất chiết xuất tan trong nước như creatin, glycogen, acid latic… Các chất này tạo ra mùi vị đặc biệt, kích thích tiết dịch vị rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Khi nào thì cho trẻ ăn dặm thịt heo: Trong thịt heo có chứa chất sắt heme, một chất dễ hấp thu hơn so với chất sắt ở thịt bò nên mẹ có thể cho trẻ ăn dặm thịt heo khi trẻ mới 6 tháng tuổi. Mẹ chỉ cần lưu ý, khi chế biến thì bỏ gân, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn trộn với bột hay cháo xoay cho trẻ ăn.
+ Thịt gà: Thịt gà rất giàu protein và chất sắt, đây chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm. Trong đó, phần ức gà và phần lường gà giàu protein hơn cả, đặc biệt, phần thịt này lại ít chất béo nên các mẹ hoàn toàn yên tâm cho bé ăn mà không lo béo phì.
Riêng phần đùi gà lại chiếm nhiều chất sắt nhưng giàu chất béo. Mẹ nên cho bé ăn phần đùi 1 lần/ tuần là được.
Khi nào thì cho bé ăn dặm thịt gà: Do thịt gà rất giàu protein nên những bé từ 7 – 8 tháng tuổi trở lên mẹ mới nên cho ăn dặm thịt gà. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã khá hoàn chỉnh hơn, bé có thể làm quen và hấp thụ protein dễ dàng.
Nếu mẹ cho ăn sớm quá, bé dễ bị đầy hơi, chướng bụng vì hệ tiêu hóa còn yếu, chưa tiêu hóa và hấp thụ hết protein trong thịt gà.
Thực đơn chuẩn dinh dưỡng đối với trẻ 6 tháng tuổi
Về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ hãy bắt đầu với những thức ăn mềm, dễ tiêu, được xay/nghiền mịn, không lợn cợn để bé có thể nuốt được dễ dàng. Thông thường, những bữa ăn đầu tiên của bé nên bắt đầu bằng cháo trắng được nghiền, lọc qua rây thật mịn, loãng rồi tăng độ thô, đặc lên dần dần cho phù hợp với tình trạng “tiếp nhận” thức ăn của con.
Sau khi làm quen với cháo trắng, mẹ có thể tiếp tục cho bé kết hợp với các loại rau, củ khác như bí đỏ, khoai tây, khoai lang, cà rốt, các loại rau xanh và trái cây để bổ sung thêm chất xơ cho trẻ. Dần dần, mẹ có thể tiếp tục cho bé thử ăn các loại thịt, cá, thịt nạc, ức gà, tôm, trứng,…
– Các món ăn dặm từ thịt bò: Bạn có thể kết hợp với cháo thịt bò bí đỏ, cháo thịt bò cần tây, hay khoai tây để nấu cho trẻ.
+Chẳng hạn như cháo thịt bò bí đỏ:
Chuẩn bị nguyên liệu, bí đỏ chín, đổ cháo đã nấu sẵn vào đun. Cháo và bí chín, tắt bếp. Sau đó mẹ đổ cháo bí vào máy xay và xay thật nhuyễn lấy ra đặt lên bếp, đổ thịt bò đã xay vào nấu tiếp.
Khi cháo thịt bò, bí đỏ chín, cho thêm một chút dầu mè, phô mai, nước tương (hoặc nước mắm) vào đảo đều, tắt bếp.
Với thịt heo thì các mẹ có kết kết hợp với rau xanh, bí đao hay mướp, đậu đỏ… để bổ sung chất xơ cho trẻ.
Hay thịt gà, các mẹ kết hợp với nấu khoai lang, phô mai, hay bí xanh cũng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của bé.
+ Thịt gà khoai lang: Bạn hãy chuẩn bị thịt ức gà và khoai, sau đó sử dụng phần ức gà và lọc lấy thịt nạc. Cho thịt gà vào luộc chín, để nguội và xé thật nhỏ. Khoai lang rửa sạch, luộc chín và tán nhuyễn. Tiếp tục cho thịt gà vào xay nhuyễn và trộn cùng khoai lang tạo thành hỗn hợp sền sệt. Có thể cho thêm chút nước dùng gà vào xay để bột không đặc và cho bé ăn.
Sai lầm của nhiều mẹ khi nấu bột cho con là quên cho dầu ăn và mỡ, trong khi đây là môi trường cần thiết để cơ thể chuyển hóa các chất đạm. Các mẹ có thể ước lượng 5 g dầu tương đương với một thìa cà phê.
Các mẹ hãy linh hoạt kết hợp những món ăn khác nhau để bữa ăn của trẻ thêm phong phú, đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ nhé.
Các mẹ nên lưu ý
– Chia nhỏ bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.
– Mẹ nên biết thức ăn nào phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối cấm. Nhất là đối với những bé có cha/ mẹ hay bị dị ứng thực phẩm.
– Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, mẹ cần kĩ lưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm. Thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền nhuyễn.
– Nên thay đổi thức ăn theo tuần cho bé để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để bé tập với những món ăn mới.
– Cho bú và ăn dặm song hành với nhau vì thời điểm này bé vẫn cần phải có sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết.
– Khi bắt đầu cho bé làm quen với thịt động vật, mẹ nên thật từ từ với lượng rất ít một để hệ tiêu hóa của bé có thể thích nghi và tiêu thụ thức ăn. Tuyệt đối không cho con ăn quá nhiều cá, thịt 1 lúc. Đặc biệt, với các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt bò, thịt đỏ,… mẹ hãy đợi khi bé ở giai đoạn cuối tháng 6 và sang tháng 7 hãy cho con ăn. xem thêm tại >> http://mautu.net
Hy vọng với bài viết trẻ 6 tháng tuổi ăn được thịt gì trên giúp ích cho các mẹ thành công trong việc nuôi dạy con cái nhé. [content_block id=641]