Khi trẻ bị bệnh, bố mẹ thường rất lo lắng cho con và thường thì sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc. Nhất là trong trường hợp trẻ bị sốt , ai cũng nôn nóng muốn hạ sốt cho con. Tuy nhiên, rất nhiều bố mẹ không biết được trẻ sốt bao nhiêu độ thì nên uống hạ sốt và trẻ nặng 14kg thì uống hạ sốt bao nhiêu mg là hợp lý. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc này.
Khi nào trẻ nên uống hạ sốt?
Không phải bất cứ khi nào thấy con có biểu hiện sốt là cho uống hạ sốt để nhiệt độ cơ thể trẻ trở lại trạng thái bình thường. Bởi vì thân nhiệt của con nít khác với người lớn, và thuốc kháng sinh không phải là tốt cho sự phát triển của con.
Bố mẹ cần hết sức chú ý, phải nắm vững một số kiến thức cơ bản để chăm sóc con tốt nhất, đặc biệt những lúc con ốm đau. Thông thường, khi trẻ có dấu hiệu tăng nhiệt độ thân nhiệt, bố mẹ nghĩ ngay là con bị sốt. Tuy nhiên, cần phải theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ đầu tiên khi trẻ có dấu hiệu sốt.
Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ vẫn như vậy không tăng, đầu trẻ chỉ hơi âm ấm thì bố mẹ không cần phải dùng tới thuốc vội. Hãy dùng khăn ướt vắt khô lau trán, lau người con. Không mặc quần áo quá dày mà thay vào đó là quần áo mỏng và không nên đắp chăn mền cho trẻ để con được thoáng, dễ chịu.
Nếu trẻ còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường để những lợi khuẩn có trong sữa mẹ giúp trẻ chống chọi lại cái mệt mỏi do bệnh. Cùng với đó là cho trẻ uống nhiều nước. Thỉnh thoảng đo nhiệt độ kiểm tra sự thay đổi thân nhiệt.
Sau 24 giờ, nếu thân nhiệt của trẻ không có dấu hiệu giảm mà tăng từ 38 độ C thì hãy dùng thuốc hạ sốt. Trong trường hợp trẻ sốt kèm theo triệu chứng nôn, ói thì không nên dùng thuốc uống mà phải dùng viên đạn đường hậu môn. Còn nếu như trẻ sốt dai dẳng kèm biểu hiện co giật thì nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
Vậy thì dùng thuốc hạ sốt nào là phù hợp cho trẻ?
Những loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ
Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một biểu hiện của bệnh. Nhìn thì đơn giản nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Do đó, trong tủ thuốc gia đình luôn luôn có sẵn thuốc hạ sốt để dùng khi cần thiết.
Đối với trẻ nhỏ, không được tùy tiện dùng thuốc hạ sốt như của người lớn mà phải dùng loại thuốc được bào chế riêng cho trẻ với hàm lượng phù hợp.
Hiện nay trên thị trường thuốc tây có nhiều loại thuốc hạ sốt. Nhưng với trẻ em thì có dạng thuốc bột như Hapacol hay Centadol với các loại hương khác nhau như cam, chanh, dâu để trẻ dễ nuốt. Với dạng thuốc bột thì có hai hàm lượng khác nhau là gói 80mg và gói 250mg dùng trẻ ở những độ tuổi khác nhau.
Thông thường thì Centadol chỉ được dùng trong trường hợp trẻ sốt cao quá 39 độ. Còn các trường hợp sốt nhẹ hơn thì dùng Hapacol.
Ngoài ra, còn có loại hạ sốt cho trẻ dạng cao dán, miếng dán hạ sốt và dạng viên đạn dùng để nhét hậu môn khi trẻ không thể dùng thuốc đường uống được.
Trẻ nặng 14kg thì uống bao nhiêu mg là hợp lý?
Đối với mỗi độ tuổi của trẻ thì sẽ có một liều lượng thích hợp thuốc hạ sốt nên dùng. Câu hỏi đặt ra là trẻ nặng 14kg thì uống bao nhiêu là hợp lý?
Theo quy định của các công ty dược thì với thuốc hạ sốt dạng bột sẽ có liều lượng, cách dùng như sau:
– Với trẻ có cân nặng dưới 12kg, nghĩa là trẻ dưới 1 tuổi thì dùng gói hạ sốt 80mg. Pha trực tiếp với nước sôi để nguội theo hướng dẫn có ghi ở mỗi gói rồi cho trẻ uống.
– Với trẻ có cân nặng từ trên 12kg thì dùng gói hạ sốt hàm lượng 250mg. Pha trực tiếp với nước sôi để nguội cho trẻ uống.
Đối với dạng thuốc bột này, trẻ sẽ dễ hấp thu hơn. Liều dùng cũng vừa phải, không cần dùng đến liều cao. Miếng dán hạ sốt và viên đạn chỉ nên dùng trong trường hợp trẻ sốt cao, có biểu hiện nôn ói và không thể uống thuốc được.
Dạng thuốc đạn được bào chế với các hàm lượng là 80mg, 150mg và 300mg. Liều lượng cụ thể được quy định như sau:
– Với trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi, có cân nặng trên dưới 6 kg thì dùng viên có hàm lượng 80mg.
– Với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, có cân nặng đến 12kg thì dùng viên đạn 150mg.
– Với trẻ trên 1 tuổi tương ứng cân nặng từ 12 kg trở lên thì dùng viên đạn 250mg.
Một số lưu ý khi dùng hạ sốt cho trẻ
Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, phải uống thuốc đúng liều lượng.
Đối với trẻ em, mỗi ngày nên dùng 3 đến 4 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 giờ. Không nên cho trẻ uống hạ sốt quá số liều quy định sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
Nên đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên khi trẻ bị sốt và nhất là trước và sau khi uống hạ sốt để xem sự tác dụng của thuốc và phản ứng của cơ thể trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu mệt li bì, sốt dai dẳng 3 ngày không giảm và nhiệt độ cơ thể quá cao thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Trường hợp trẻ dùng hạ sốt nhưng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt thì bạn có thể cho trẻ dùng tiếp một liều cách sau đó 30 phút. Nếu vẫn không có tác dụng thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Cần lưu ý các trường hợp có biểu hiện dị ứng, phải ngay lập tức ngưng thuốc. Nếu trẻ bị viêm gan vàng da do tắc mật cũng không được dùng thuốc mà nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với người bị sốt thì phải có biện pháp hạ sốt và chăm sóc đúng cách, nhất là với trẻ em. Hi vọng rằng qua bài viết trẻ nặng 14kg thì uống hạ sốt bao nhiêu mg là hợp lý, bố mẹ đã có thêm kiến thức chăm sóc trẻ khi trẻ bị sốt đồng thời biết phân chia liều lượng thuốc cho con uống một cách hợp lý nhất.