Có không ít mẹ đã bật khóc khi lần đầu tiên nhìn thấy bé cưng của mình biết cười, biết lẫy, biết ngồi, biết đi hay biết gọi mẹ. Và trong số đó hẳn rằng việc trẻ biết ngồi cũng là một dấu mốc đặc biệt đáng để mẹ ghi nhớ. Nếu mẹ đang chăm trẻ nhỏ hay thậm chí là mẹ đang mang bầu nhưng lại rất nôn nóng muốn biết khi nào bé yêu của mình mới biết ngồi thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé![content_block id=655]
Trẻ mấy tháng tuổi thì biết ngồi?
Với các mẹ việc quan tâm đến từng gia đoạn nhỏ trong hành trình phát triển của bé yêu luôn là điều cực kì đặc biệt và ý nghĩa. Việc con biết ngồi cũng vậy, ai cũng quan tâm khi nào bé của mình có thể tự lực ngồi mà không cần bố mẹ giúp đỡ. Để ngồi được cơ thế bé cần có sự hoàn thiện nhất định về cấu trúc xương và các cơ, chính vì vậy thường thì khi trẻ ở tầm 8 tháng tuổi trẻ sẽ biết ngồi và tự tập để ngồi.
Lúc này trẻ sẽ có đủ sức mạnh ở cánh tay, đầu, cổ, việc kiểm soát cơ thể cũng tốt hơn. Bé đã biết giữ cân bằng và sẽ cố gắng ngồi dậy và quan sát xung quanh. Đồng thời tại thời điểm này, thị lực được cải thiện cho phép bé thấy đối tượng bên ngoài và bé sẽ cố kéo mình đứng lên để có cái nhìn tốt hơn.
Tuy nhiên như đã nói việc ngồi của bé phụ thuộc vào sự hoàn thiện của cấu trúc xương và cơ, đó là lý do mốc 8 tháng tuổi chủ là mốc thời gian tương đối để bé tập ngồi. Nhiều bé có hệ cơ và xương phát triển đồng thời các kích thích của não bộ hoạt động tốt hơn thì sẽ có nhu cầu tập ngồi sớm hơn. Và ngược lại một số bé chậm hơn một chút thì sẽ có thời gian tập ngồi muộn hơn.
Đó là lý do vì sao có bé mới 6 tháng đã ngồi vững nhưng cũng có bé phải đến tháng thứ 11,12 mới có thể ngồi được. Nên là các mẹ có thể yên tâm nếu bé phát triển bình thường thì quãng thời gian tập ngồi của bé sẽ dao động từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.
Tuy nhiên có nhiều mẹ vì quá lo lắng khi thấy bé đến 8, 9 tháng tuổi vẫn chưa biết ngồi hay chưa thể ngồi vững nên đã bắt ép bé tập ngồi. Việc này là hoàn toàn không nên mẹ nhé. Nếu như bé của mẹ chưa thể ngồi vững thì rất có thể là do hệ xương của bé chưa thật vững và ổn định để giữ được cân bằng. Mặt khác có rất nhiều bé khi tập ngồi cảm thấy mỏi, tình trạng này kéo dài nhiều lần sẽ tạo ra tâm lý lười, không muốn ngồi ở bé.
Mẹ nên làm gì để khuyến khích trẻ tập ngồi?
Muốn cho bé tập ngồi, trước tiên, mẹ phải kiểm tra xem cấu trúc xương của bé có đủ vững chưa, mẹ có thể cảm nhận bằng mắt thường khi phần lưng của bé thẳng và giữ được cổ, đầu cứng cáp thì bé đã có thể tập ngồi. Nếu mẹ chịu khó quan sát sẽ thấy khi bé được khoảng 3 tháng, lúc này bé đã biết nằm sấp và lẫy cho thấy nửa thân trên của bé đã dần cứng cáp.
Nếu được dựa vào người mẹ, bé thậm chí đã có thể ngồi được rồi nhưng để đảm bảo cho cấu trúc xương của bé đủ khỏe mạnh và cứng cáp thì mẹ nên đợi thêm khoảng 3 tháng nữa. Khi được khoảng 6 tháng tuổi, hầu hết phần khung xương trên của các bé đã đủ vững để có thể học ngồi.
Mới đầu, bé sẽ không thể ngồi lâu một mình. Để khuyến khích bé học ngồi tốt, mẹ có thể đặt món đồ chơi yêu thích của bé ở phía trước; sau đó, từ từ di chuyển chúng sang bên này – bên kia, khuyến khích bé lấy đồ chơi chỉ dựa vào thân mình và chân để cân bằng, hoặc chính mẹ cũng có thể ngồi đối diện với bé làm tâm điểm cho bé tập ngồi.
Dần dần khi bé quen với việc ngồi rồi thì bé sẽ có hứng thú muốn khám phá, bé sẽ tự ngồi mà không cần phả có điểm tựa như lúc mới tập ngồi nữa.
Khi bé đã có thể tự ngồi mà không cần dựa vào mẹ, thậm chí là có thể quay đầu thành thạo. thì mẹ vẫn nên để ý canh chừng bé vì bé rất dễ bị ngã khi mới tập quen dần với tư thế mới. Để đảm bảo, mẹ nên ngồi ngay sau bé và để mắt coi socx bé để khi bé muốn ngả về phía nào đều có thể đỡ được.
Để đảm bảo hỗ trợ tốt cho quá trình tập ngồi của bé, mẹ lưu ý nên tập cho bé ngồi có điểm tựa trước khi thả cho bé ngồi tự do. Tốt nhất mẹ nên cho bé ngồi trên tấm nệm lớn để đảm bảo an toàn cho bé, tránh trường hợp bé bị xây xát hoặc đau do ngã. Nếu bé vẫn ngồi khó hoặc có biểu hiện không muốn tập ngồi, mẹ có tể khuyến khích bé, tiếp thêm sự tự tin cho bé bằng cách chèn gối xung quanh chỗ bé ngồi để bé có thêm can đảm.
Khi bé được 4 đến 5 tháng tuổi mẹ hãy tranh thủ đặt bé ngồi vào giữa trong khi mẹ khoanh chân bắt chéo nhằm tạo cảm giác an toàn cho bé trước khi tập ngồi. Đây cũng là cách để bé tập giữ thăng bằng và rèn cơ cổ cũng như cơ lưng.
Mẹ cũng nên lưu ý, nếu bé của mình đã hơn 8 tháng tuổi nhưng vẫn không có ý muốn và không thể tập ngồi dù mẹ đã thử khá nhiều cách để tập cho bé ngồi thì mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra.
Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm cho các mẹ về vấn đề khi nào thì bé biết ngồi cũng như những thông tin cần thiết cho quá trình chăm con khỏe mạnh phát triển tốt. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe![content_block id=657]