HomeChia Sẻ Kiến Thức

Kiến ba khoang có cánh không, có bay được không? cắn có lây không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Kiến ba khoang còn có tên gọi khác là kiến khoang, kiến kim, cằm cặp, kiến cong,… là một loại bọ cánh cứng, tên khoa học của nó là Paederus fuscipes. Trong những năm gần đây, kiến ba khoang xuất hiện nhiều ở các khu dân cư, nơi có những cánh đồng lúa, thường xuất hiện vào mùa thu. Nhiều người hoang mang vì lo sợ kiến ba khoang có thể gây hại, cắn người làm bị thương hoặc nhiễm độc,… Từ đó, cũng nảy sinh ra nhiều thắc mắc xoay quanh loài kiến này, chẳng hạn như câu hỏi kiến ba khoang có cánh không, có bay được không? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Có quan tâm : 12 bà mụ là những ai  – Ông kẹ là ai

Những đặc điểm của kiến ba khoang

Kiến ba khoang thuộc ngành Arthropoda, lớp Insecta, bộ Coleoptera, họ Staphylinidae, chi Paederus, loài P. fuscipes. Là côn trùng được biết đến nhiều, đặc biệt là trong những năm gần đây, kiến ba khoang trở nên khá nổi tiếng.

Đặc điểm bên ngoài: Kiến ba khoang có thân hình thon, dạng như hạt lúa, dài khoảng 0,7 – 1 cm, chiều ngang khoảng 2 – 5 mm. Loài kiến này có 3 cặp chân, bụng có đốt, đuôi nhọn bóng loáng. Trên thân kiến ba khoang có 2 màu là đen và cam xen kẽ nhau, 2 râu mỏng trên đầu xòe ra 2 hướng. Đôi khi kiến ba khoang có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh. Phần ngực có màu đỏ và phía trước bụng xen kẽ màu đen – đỏ – đen – đỏ – đen.

Về câu hỏi kiến ba khoang có cánh không, có bay được không? thì câu trả lời là: Kiến ba khoang có cánh, nhưng lúc bình thường hai chiếc cánh trong suốt đó xếp lại gọn bên dưới cánh cứng, đến lúc bay nó mới xòe ra.

Đặc điểm phân bố: Kiến ba khoang thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, những nơi công trường đang xây dựng,… Nói chung là rất rộng rãi. Vào những mùa mưa bão, loài kiến này sẽ di chuyển đến nơi khô ráo hơn để ở. Chúng cũng vào nhà người dân theo ánh đèn hoặc theo các loài côn trùng khác.

Đặc điểm di chuyển: Kiến ba khoang bay và chạy rất nhanh. Chúng có cử chỉ đe dọa như con bò cạp, tăng kích thước vùng bụng lên. Ngoài ra kiến ba khoang cũng có thể bay và chạy trên nước.

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển: Kiến ba khoang cái thường đẻ trứng vào khoảng cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 đến tháng 7. Trứng kiến nở thành ấu trùng sau 3 đến 19 ngày kể từ ngày đẻ. Giai đoạn ấu trùng chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn từ ngày đầu đến ngày thứ 22, giai đoạn thì ngày thứ 7 đến ngày thứ 36. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 – 12 ngày, cả vòng đời kiến ba khoang trải dài từ 22 đến 50 ngày, trung bình 32,5 ngày.

Kiến ba khoang có hại không?

Có lẽ ai cũng hoang mang khi thấy kiến ba khoang xuất hiện trong vườn hoặc vào tận nhà mình. Nhiều thông tin còn cho rằng loài này có thể cắn chết người hoặc dịch của nó tiết ra làm cho da bị hủy hoại nghiêm trọng. Thực chất, những điều này có một phần đúng chứ không phải hoàn toàn.

Kiến ba khoang không đốt hay cắn, nhưng do trong dịch cơ thể có chứa chất độc pederin có thể gây rộp da, phỏng da và chất làm viêm da tên là paederus dermatitis, nên chúng ta phải cẩn trọng với việc các dịch này bắn vào da trên người. Chẳng hạn khi thấy kiến bâu vào người thì không đập hay giết kiến mà phải thôi nó bay ra khỏi người.

Các dịch độc trong người kiến ba khoang khi dính vào da con người sẽ khiến da bị những triệu chứng viêm da mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng tùy theo mức xâm nhập như: hơi ngứa rát, căng da, đỏ một vùng da, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to khoảng 1 – 5 mm, 1 đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ và cảm giác đau, ngứa rát ngày càng tăng. Trường hợp nặng hơn, người sẽ bị sốt, nổi hạch, đau vùng dính dịch, nếu gần mắt có thể khiến mắt bị sưng húp, dính trực tiếp vào mắt gây bỏng mắt.

Nếu chẳng may bị dịch kiến ba khoang bắn vào người, hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ, dược sĩ hoặc y tá gần nhất để yêu cầu được giúp đỡ. Bởi vì những vết viêm này nếu để kéo dài thì tình trạng viêm da sẽ chuyển sang dạng loét, gây khó khăn và tốn thời gian hơn cho tiến trình chữa trị sau này.

Tuy có thể gây hại cho da, nhưng loài kiến ba khoang này cũng giúp ích cho người nông dân rất nhiều. Chúng là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng, làm giảm nguy cơ rầy phá hoại mùa màng.

Cách phòng chống ảnh hưởng, tác hại của kiến ba khoang

Để cho kiến ba khoang chỉ mang lại lợi ích cho mùa màng trong việc tiêu diệt các thiên địch của chúng là những loại phá hoại, thì chúng ta nên đề phòng loài bọ này xâm nhập vào nhà và có “cơ hội” tiết dịch độc vào người khi chúng lỡ bị đập chết.

Các chuyên gia khuyên, những gia đình thường xuyên có kiến ba khoang bay vào nhà thì nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.

Ngoài ra, nên sử dụng các tấm lưới để chặn cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên khi ra vào, nên ngủ trong màn, đặc biệt là vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm xung quanh nhà để hạn  chế nơi sinh sống của kiến ba khoang gần nhà mình. Khi đi ra ngoài, nhất là ra ruộng làm việc mùa mưa bão, cần phải trang bị cẩn thận với bao tay, áo quần dài, đội nón, mang khẩu trang và đi ủng để tránh tiếp xúc với kiến ba khoang.

Khi thấy kiến bò lên người, hãy thổi cho kiến bò đi hoặc lấy ra khỏi người bằng cách kê vào chỗ đó một tờ giấy, cành cây cho kiến bò theo, rồi bỏ ra khỏi người.

Trường hợp không may bị tiếp xúc với dịch độc của kiến ba khoang, hãy nhanh chóng rửa sạch vùng da, quan sát tình trạng cơ thể xem có những biểu hiện của viêm da hay không. Nếu có gì bất thường thì hãy đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Người ta có thể xử lý kiến ba khoang bằng một số loại thuốc trừ sâu, hoặc thông báo với các đơn vị y tế địa phương nếu thấy số lượng kiến quá nhiều, mức độ bất thường. Tuy vậy, có người lại cho rằng cứ để cho kiến ba khoang sinh sống để chế ngự các loài côn trùng gây hại như rầy, còn chúng ta chỉ cần cẩn thận hơn với việc tránh xa dịch độc bằng những cách đã kể trên.

Thuốc hỗ trợ điều trị kiến ba khoang cắn

Giới thiệu đến các mẹ có con nhỏ bị kiến ba khoang đó có thể dùng loại thuốc có tên là Quantumcare, thuốc được nghiên cứu bởi các nhà tiến sĩ, sản xuất theo công nghệ nano thông minh. Quantumcare được kiểm nghiệm sử dụng hiệu quả trên 2 năm và là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam.

Các mẹ có thể tham khảo chi tiết tại:

  • TPHCM: 34-35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4
  • Hà Nội: 10 Lê Ngọc Hân, P.Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng
  • Website: https://quantumcare.vn

 

Các thông tin về chủ đề kiến ba khoang có cánh không, có bay được không và một số thông tin liên quan đã được trình bày ở trên. Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi.

3 (60%) 2 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *