Con tê tê nằm trong danh sách những loài động vật đang đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng và cần được bảo tồn của các Hiệp hội bảo toàn động vật, Hiệp hội động vật học ở nhiều nước trên toàn thế giới. Mặc dù nằm trong danh sách cấm săn bắt, vận hành vì mục đích thương mại dưới mọi hình thức nhưng tình trạng tìm bắt tê tê vẫn diễn ra nhiều nơi vì người ta tin rằng các bộ phận của nó có nhiều tác dụng, đôi khi là bị đồn thổi quá đà. Vậy con tê tê là con gì? Sống ở đâu? Hãy tham khảo những thông tin giải đáp bên dưới nhé.[content_block id=651]
Bạn có quan tâm :
Con tê tê là con gì, sống ở đâu?
Con tê tê còn có tên gọi khác là trút, xuyên sơn, là động vật thuộc bộ tê tê, họ manidae, loài động vật có vú. Chúng sống trong rừng, cụ thể là trên cây và trong hang.
Đặc điểm cơ thể:
Toàn thân con tê tê có lớp vảy cứng màu nâu bao bọc, chỉ chừa phần bụng. Lớp vảy này mềm khi mới sinh ra và theo thời gian thì cứng cáp dần, cấu tạo bằng chất keratin giống như móng vuốt, sừng và lông các động vật có vú khác, sắc nhọn và có khả năng tự bảo vệ, phòng thủ trước sự tấn công của kẻ thù.
Đầu con tê tê hơi dẹp hơn so với toàn thân, dài ra đằng trước và nhọn dần về phía miệng. Miệng tê tê không có răng, đôi mắt tròn và hơi sũng vào. Bốn chân tê tê ngắn và mập mạp, có móng dài nên chúng không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà co 2 chân trước rồi giẫm lên 2 mu bàn chân. Lưỡi của chúng dài đến 40 cm, cuống lưỡi nằm sâu trong lồng bụng.
Phần đuôi tê tê dài tương đương phần thân (khoảng 30 – 100 cm). Tê tê cái nhỏ hơn tê tê đực.
Kiếm ăn: Loài tê tê dùng chiếc lưỡi dài với nước dãi có tính dính để bắt mồi, cuống lưỡi nằm sâu trong
lòng bụng nên sau khi bắt dính được con mồi thì nó sẽ cuốn lưỡi lại, đẩy con mổi vào bụng rất nhanh.
Thức ăn của tê tê là các loại côn trùng. Chúng dùng 2 chân trước để phá tổ côn trùng tìm kiếm thức ăn.
Tự vệ: Khi ngủ, tê tê cuộn tròn thân mình lại để phòng khi có sự tấn công của kẻ địch, ban ngày khi có sự nguy hiểm chúng cũng nhanh chóng thu mình lại trong bộ vảy cứng và cũng tương tự như vậy, đó là cách chúng bảo vệ tê tê con, tức là khi gặp nguy hiểm con mẹ sẽ giấu con dưới bụng, cuộn tròn người lại chắc chắn, bởi vì bộ vảy của tê tê con còn rất mềm, yếu. Và cái tên tê tê trong tiếng Hi Lạp cũng mang nghĩa là cuộn tròn lại.
Sinh sản: Tê tê là loài dị hình lưỡng tính nên giao phối khó khăn, con đực hấp dẫn con cái bằng cách đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu và đợi con cái đến. Tê tê mang thai khoảng 120 150 ngày, đẻ một lần từ 1 đến 3 con, tê tê con ngặ 80 đến 450 gam. Chúng có thể ẩn trong hang đến 2 – 4 tuần sau khi đẻ con thì mới ra ngoài. Tê tê con thôi sữa ở khoảng ba tháng đến 2 tuổi thì trưởng thành, có thể sinh sản được.
Con tê tê có giá trị như thế nào? Thực hư ra sao?
Hàng ngày, trên thế giới vẫn diễn ra thị trường “chợ đen” về việc săn bắt và buôn bán tê tê mặc cho các lệnh cấm vận được ban hành. Tất cả các bộ phận trên người loài vật này đều được sử dụng và giá của chúng rất cao, thường chỉ những người giàu có mới đủ khả năng chi trả cho những giá trị mà họ tin tưởng ở con tê tê như:
- Ăn thịt tê tê hoặc uống rượu tê tê để tráng dương: Người ta đồn đại về tác dụng tăng cường bản lĩnh phái mày râu của con tê tê. Tuy nhiên chẳng có một căn cứ khoa học hay thông tin xác thực nào chứng minh được độ tin cậy của vấn đề này.
- Uống rượu ngâm vảy tê tê có thể chữa bách bệnh: Đủ thứ loại bệnh được liệt kê trong danh sách mà có thể chữa khỏi bằng vảy tê tê như tiểu đường, các khối u, yếu sinh lý, và cả … ung thư các kiểu (?), biến vảy tê tê thành một loại thần dược.
Sự thật như thế nào?
Thực tế, không có chuyện vảy tê tê hay thịt tê tê hoặc bất kỳ một bộ phận nào của loài vật hiền lành này có thể là “thần dược” chữa trị được những căn bệnh nguy hiểm và giúp quý ông cải thiện chuyện phòng the, mà chúng chỉ là những lời đồn thổi tiêu cực nhằm trục lợi bất chính.
Bên cạnh đó, sử dụng những món ăn, món uống làm từ tê tê có khi lại trúng phải nọc độc, bởi vì khi bị đe dọa và hoảng sợ, loài vật này tiết ra một loại acid chứa độc từ các tuyến gần hậu môn tương tự loài chồn hôi vậy.
Tuy nhiên, y học cổ truyền cho thấy, người ta cũng dùng vảy hoặc thịt tê tê để hỗ trợ trong những trường hợp phụ nữ bị tắc tia sữa, chữa vết rắn cắn, chữa sốt rét, viêm da dị ứng,…
Những vấn đề đơn giản này, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện được bằng các loại thuốc tây tiện dụng hoặc các cây thuốc nam trong dân gian mà không cần phải bỏ số tiền lớn ra mua về những sản phẩm tê tê có giá trên trời được cung cấp từ các phi vụ thương mại trái phép đó cả.
Theo thống kê, hiện nay tê tê đang là loài thú có vảy bị săn bắt nhiều nhất trên thế giới và nhiều chiến dịch đã được phát động để nâng cao nhận thức của con người về vấn đề bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
Những thông tin, lời đồn về tác dụng chữa bá bệnh của vảy con tê tê
Vảy tê tê có hình dạng mảnh dẹp phẳng, hình tam giác hoặc hình thuẫn, góc tròn, dày lên ở giữa, quanh mép mỏng, có thể hình dung tương tự chiếc vỏ trai. Chúng có màu nâu xám, mặt nhẵn bóng, có đường ngang hình cung hằn lên chính giữa. Vảy cấu tạo bằng chất keratin như móng vuốt của các động vật có vú khác.
Vảy tê tê rất cứng, chúng phân bố dày đặc và đều trên cả người con vật này, kể cả phần đuôi, trừ một phần trước bụng.
Loài động vật hoang dã này bỗng chốc trở thành mục tiêu tìm kiếm, mua bán của đông đảo người dân, đặc biệt là các “đại gia” hay những người mắc bệnh nặng cũng vì những lời đồn rằng vảy tê tê dùng làm thuốc có thể trị được rất nhiều bệnh.
Người ta cho rằng
- Vảy tê tê có tác dụng mạnh trong việc tráng dương cường thận cho quý ông bị trục trặc chuyện chăn gối. Do đó, người ta tìm bắt hoặc bỏ một số tiền rất lớn chỉ để sở hữu vảy tê tê về ngâm bình “rượu quý” với mong muốn cải thiện tình trạng khó nói của mình.
- Rượu vảy tê tê uống vào chữa các bệnh nghiêm trọng như có khối u, đái tháo đường, ung thư gan,… và người khỏe mạnh uống vào cũng có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh này. Những thông tin này khiến cho người bệnh hoặc người nhà của họ hi vọng.
Sự thật là:
Không có chuyện vảy tê tê là thần dược như lời đồn thổi, có chăng cũng một vài lợi ích không quá to tát mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm công dụng này ở những loại thuốc trong tự nhiên hoặc thuốc tây rẻ tiền thay vì phải tìm kiếm vảy tê tê để tốn thật nhiều tiền.
Sự thật là, vảy tê tê giúp điều trị được các bệnh đơn giản như:
– Bệnh sốt rét: Tán nhỏ vảy tê tê và hạt gấc, rây bột mịn, uống chung với rượu vào lúc đói.
– Sưng lá lách: Đục một lỗ nhỏ ở đầu quả trứng vịt sống, cho bột vảy tê tê vào, bịt lỗ lại và luộc chín, ăn trong ngày vào lúc sáng sớm.
Hoặc những vấn đề khác như:
– Giảm sốt, tiêu viêm, giảm đau, chữa viêm da dị ứng, phát ban.
– Rắn cắn: Trộn chung hỗn hợp các thứ là bột vảy tê tê, giun đất sao vàng, hạt mã tiền đã giải độc, phèn chua vào và giã nhỏ, sắc nước uống.
– Tắc tia sữa: Vảy tê tê, lõi thông thảo cắt nhỏ, sắc chung với nước, uống mỗi ngày 2 lần để thông dòng sữa cho con bú.
Thận trọng khi dùng vảy tê tê để chữa bệnh
Nếu quyết định dùng vảy tê tê hoặc thịt của chúng để chữa bệnh thì bạn cũng chuẩn bị tâm lý cho những rắc rối có thể gặp phải. Bởi vì , cũng như đa số động vật sống, khi sắp bị vây bắt thành công, làm cho sợ hãi và hoảng loạn, phản xạ tự nhiên là cơ thể chúng sẽ tiết ra một lượng nọc độc. Loại acid chứa độc này của tê tê được phóng ra từ các tuyến gần hậu môn của chúng, tương tự như con chồn hôi. Do vậy, khi dùng thịt hoặc vảy tê tê thì nguy cơ bị trúng nọc độc của chúng cũng không phải là khó hiểu. Bạn không phải thầy thuốc thì đừng nên tự bào chế và điều trị.
Các tác dụng thần kỳ của vảy tê tê được tung tin đi khắp nơi mà chưa có một cơ sở khoa học hay sổ sách chính thống nào ghi lại. Và tình trạng nhập lậu, buôn bán trái phép tê tê đang phát triển một cách nguy hiểm trên diện toàn cầu cũng có thể là lời giải thích cho “hiện tượng tin đồn” này: chỉ để trục lợi cho việc thương mại bất chính mà thôi.
Chỉ với những công dụng hết sức bình thường như đã kể, thì việc thần thành hóa các sản phẩm chế biến từ vảy tê tê quả là lời nói quá. Người dân cần phải sáng suốt để tránh là nạn nhân của các thương vị không hợp pháp vảy tê tê này, kẻo tiền mất tật mang, chuốc họa vào thân chỉ vì tin lời đồn đại vô căn cứ. Hơn nữa, việc tiêu thụ vảy tê tê của chúng ta cũng vô tình tiếp tay cho tình trạng săn bắt trái phép loài vật có vú đang có nguy cơ tuyệt chủng và được bảo vệ gắt gao bởi các Hiệp hội động vật trên thế giới.
Bài thuốc từ vẩy tê tê (xuyên sơn giáp)
Bắt về giết chết, cắt sạch xương thịt, phơi khô là được cả bộ da. Nếu muốn lấy vảy không thôi thì hoặc cho vào nước sôi, vảy tự khắc rụng ra, rửa sạch, phơi khô, hoặc ngâm da trong nước vôi trong, da thịt sẽ nát ra, vẩy tơi ra, rửa sạch, phơi khô, có khi bắt được, cho ngay vào nồi luộc chín, vảy bong ra, rửa sạch, phơi khô.
Khi dùng làm thuốc, ít khi dùng sống; hoặc tẩm mỡ, tẩm dấm hay tẩm dầu mà rán. Có khi sao với cát cho vàng, rồi lấy ra, rây bỏ cát; vảy tê tê còn đang nóng, cho ngay vào bình chứa dấm (cứ 100kg vảy tê tê, dùng 40kg dấm) trộn đều, lấy ra, phơi khô mà dùng. Có khi người ta còn đốt ra than mà dùng.
Bộ phận dùng: vẩy. Vẩy cứng rắn, bóng, hơi thành hình tam giác, chính giữa dày, xung quanh mỏng, màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Theo kinh nghiệm vảy ở đuôi tốt và có tác dụng nhiều hơn, cho nên vảy ở dưới đuôi có nhiều giá trị.
Thành phần hoá học: chưa rõ.
Tính vị: vị mặn, tính hơi.
Quy kinh: Vào kinh Can và Vị.
Tác dụng: thông kinh lạc, trừ phong, hoạt huyết, tiêu thũng, xuống sữa.
Chủ trị: trị phong, tê cứng đau nhức, trị sốt rét do đờm tích, trẻ em kinh sợ, trị mụn nhọt, sữa không thông.
Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.
Kiêng kỵ: mụn nhọt đã phá miệng, người hư nhược không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Dùng Xuyên sơn giáp thì có thể nướng phồng, đốt cháy, tẩm mỡ, giấm, nước tiểu trẻ em hoặc dầu mè, rồi nướng hoặc sao với đất, với bột hến (cáp phấn) tuỳ
từng trường hợp không bao giờ dùng sống (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước vôi lỏng (độ 5 lít nước với 20g vôi tôi rồi) ngâm 1 ngày. Lấy ra xóc rửa cho kỹ nhiều lần. Để khô, lấy cát rang nóng cho vảy Tê tê vào, sao cho phồng lên và vàng đều, đựng kín. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước tiểu trẻ em tuỳ theo đơn, giã dập dùng trong thuốc thang hoặc tán bột với các thuốc khác
làm hoàn.
Tại Viện Đông y: rửa sạch, để khô, tẩm giấm, sao cho phồng và vàng đều (cách này thường dùng).
Bảo quản: tránh ẩm.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị tắc tia sữa: Xuyên sơn giáp, nướng, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, có thể cùng uống với một ít rượu (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Trị tràng nhạc vỡ loét: Xuyên sơn giáp, đốt, nghiền nhỏ đắp vào (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Trị sữa không thông: Xuyên sơn giáp (sao vàng), Đương quy, Cát cánh, Thược dược, Mộc thông, Phục linh, Xuyên khung, Thiên hoa phấn. Các vị bằng nhau. Thái nhỏ, trộn đều. Mỗi lần dùng 50g hỗn hợp này, thêm 600ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Trị mụn nhọt: Xuyên sơn giáp 10g, Bạch chỉ 5g, Tạo giáp thích 8g, Hoàng kỳ 6g, Đương quy 6g, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
10 điều thú vị về con tê tê
Nếu bạn là chưa biết con tê tê là gì ? Thì dưới đây thêm 10 điều thú vị về loại tê tê này nhé
1. Chúng có thể “đi bộ” như một con khủng long bạo chúa
Thông thường, tê tê sẽ di chuyển bằng cả 4 chân. Đôi lúc, để di chuyển nhanh, cái đuôi sẽ dùng để giữ thăng bằng, và chúng sẽ chỉ dùng 2 chân sau để di chuyển.
2. Giống nhưng không hề có họ hàng
Những con tê tê có hình dáng khá giống các loài thú ăn kiến, thức ăn cũng là kiến và côn trùng, nhưng lại hoàn toàn không có họ hàng với nhau. Nhiều người nhìn tê tê đã lầm tưởng nó là thú ăn kiến.
3. Cách di chuyển cực đặc biệt
Móng của hai chân trước rất dài và cứng, dùng để đào bới. Chính vì vậy, loài tê tê không đi bằng cách đạp chân xuống đất mà ngược lại, co hai chân trước lại và dẫm lên mu bàn chân để di chuyển.
4. Loài động vật có vú duy nhất có lớp vảy cứng
Đúng thế, tê tê là loài động vật có vú duy nhất trên thế giới “sở hữu” một lớp vảy cứng – cấu tạo từ keratin giống như móng vuốt, sừng và lông các loài động vật có vú khác. Lớp vảy này bao bọc toàn thân của nó, chỉ chừa phần phía bụng và chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể của tê tê.
5. Độ dài kinh ngạc của chiếc lưỡi
Lưỡi của tê tê có thể đạt tới chiều dài 0,4m (dài hơn cả chính cơ thể nó) và nước dãi rất dính để bắt mồi. Cuống lưỡi nằm sâu trong lồng bụng.
6. Cách tự vệ khi đối mặt với kẻ thù
Khi chạm trán kẻ thù, chúng cuộn mình tạo thành một quả bóng với bề mặt “lởm chởm” những chiếc vảy sắc nhọn. Ngoài lớp vảy cứng cấu tạo bằng chất keratin giống như móng vuốt, chúng còn tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn.
7. Thời gian sinh hoạt
Ban ngày chúng sẽ cuộn tròn lại để ngủ. Sinh hoạt chủ yếu vào ban đêm, dùng khứu giác rất thính để tìm con mồi. Chúng làm ổ trong những hốc cây rỗng hay đào hang sâu dưới đất.
8. Miệng không có răng
Miệng của chúng không có răng. Khi ăn, chúng nuốt chửng con mồi và nuốt thêm cả những viên đá nhỏ để giúp nghiền thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa.
9. Khả năng của chiếc đuôi
Phần đuôi tê tê không chỉ giữ thăng bằng như những loài động vật khác mà nó còn có khả năng cầm nắm, để giúp vịn vào cành cây khi leo trèo.
10. Tê tê con
Tê tê mang thai khoảng 120 – 150 ngày (4 – 5 tháng), và một lứa từ 1 – 3 con. Tê tê con thường bám vào đuôi tê tê mẹ, và khi gặp nguy hiểm, tê tê mẹ sẽ dấu con dưới bụng và cuộn tròn người lại.
Xem thêm :