Giai đoạn đầu đời của trẻ rất quan trọng, vì thế những bất thường trong sức khỏe của trẻ luôn là điều khiến các bậc phụ huynh phải lo lắng. Cha mẹ không phải chỉ chú ý đến giấc ngủ, chế độ ăn uống của bé mà còn cần phải quan tâm đến nhịp thở của bé.
Tin liên quan :
Nhịp thở của trẻ sơ sinh rất quan trọng, nó thể hiện được tình trạng sức khỏe của trẻ em bởi lẽ trẻ khi vừa mới sinh ra, những cơ quan chưa phát triển một cách hoàn thiện, cơ thể còn rất non yếu, hệ hô hấp còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng trước môi trường còn rất thấp. Vì thế, thông qua nhịp thở, chúng ta có thể kịp thời phát hiện ra tình trạng sức khỏe và những bệnh lí trẻ có thể mắc phải trong những năm tháng đầu đời của mình.
Vậy nhịp thở như thế nào là bình thường? Nhịp thở như thế nào là nhanh và gấp? Nguyên nhân trẻ thở nhanh là đến từ đâu? Chúng ta cần phải làm gì khi phát hiện ra những bất ổn trong nhịp thở của trẻ? Bài viết này xin được cung cấp một phần kiến thức để các bậc phụ huynh kịp thời nhận biết để phòng tránh những bệnh lí về đường hô hấp của trẻ.
Trẻ thở như thế nào là bình thường?
Sau khi được mẹ sinh ra ngoài khoảng 10-20 giây bé sẽ có những nhịp thở đầu tiên. Đầu tiên, em bé sẽ hít đầy không khí, sau đó thở mạnh ra, không khí đi qua khe thanh quản tạo nên tiếng khóc đầu tiên của bé.
Tiếp sau đó, bé thở đều với nhịp 40-60 lần/phút, tức là nhanh gấp đôi so với nhịp thở của người lớn vì bố mẹ của bé chỉ thở 12-20 lần/phút (trong giai đoạn khoảng 1 tháng tuổi) hoặc có nhịp thở vào khoảng 35 – 40 lần/phút (dưới 6 tháng tuổi). Chính vì thế, trong giai đoạn sơ sinh khi phát hiện thấy trẻ thở nhanh hơn 60 lần/ phút kèm theo những triệu chứng như khò khè, thở gấp, không ổn định,… rất có thể, trẻ đang mắc một số bệnh lí về đường hô hấp, viêm phổi hay viêm phế quản.
Nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc trẻ thở nhanh và gấp
Không phải lúc nào, trẻ thở nhanh và gấp cũng là dấu hiệu của bệnh lí. Bởi lẽ, khi vừa mới chào đời, trung tâm hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì thế, có đôi lúc, nhịp thở của trẻ sẽ không đồng đều, ngắn dài, đứt quãng rồi ổn định. Cũng có khi, trẻ thở hắt nhiều, ban đêm còn thở nhanh và khò khè. Việc trẻ thở nhanh và gấp có thể do các nguyên nhân sau:
+ Hệ hô hấp chưa hoàn thiện, mũi và khoang hầu tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp, chưa điều khiển được hơi thở của bản thân dẫn đến việc hô hấp khó khăn.
+ Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, vì vậy, khi trẻ khóc, nước mũi còn bị tắc trong mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi.
+ Do trẻ bị cúm.
+ Nếu trẻ thường xuyên thở nhanh và gấp, bên cạnh đó, trẻ còn kèm theo các dấu hiện như: da tím tái, suy nhược sức khỏe, bỏ bú, khóc nhiều, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, có thể kèm theo ho hoặc sốt… thì nên đưa đi khám bác sĩ gấp bởi đó có thể là dấu hiện của những bệnh lí như viêm phổi hay viêm phế quản…
Dù nguyên nhân là do gì, các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý, không được chủ quan bởi lẽ sự kiểm định của bản thân chỉ mang tính tương đối.
Trẻ sơ sinh thở mạnh và gấp khi ngủ có sao không?
Không phải tác hại của việc thở nhanh và gấp khi ngủ của trẻ, mà ở đây chúng ta đã bàn về những nguy cơ tiềm ẩn khiến trẻ có dấu hiệu như vậy. Các vấn đề về đường hô hấp, cơ thể thiếu nước, sốt cao, sức khỏe suy giảm,… đều có thể dẫn đến tình trạng thở mạnh và gấp, mục đích là để hô hấp dễ hơn.
Khi thấy con thở mạnh và gấp kéo dài trong nhiều ngày và không ăn ngon, phát triển kém, mà bố mẹ vẫn lờ đi hoặc coi thường thì lúc đó mới gọi là “có sao”!
Làm như thế nào để kiểm tra nhịp thở của trẻ?
Nhịp thở của trẻ thường bất ổn vào khoảng 3 – 4 tháng đầu tiên trong đời. Đây là giai đoạn mà trẻ rất yếu vì vậy, chúng ta phải thường xuyên để ý và kiểm tra sức khỏe của trẻ thông qua cân nặng, nhịp thở, nhịp tim, màu da, mắt, miệng, phản xạ vị và mùi, phân…, trong đó, việc kiểm tra nhịp thở đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện tình trạng sức khỏe về đường hô hấp của trẻ. Việc kiểm tra này phải tiến hành thường xuyên để kịp thời chẩn đoán tình hình sức khỏe của con em mình.
Quá trình kiểm tra có thể tiến hành như sau:
– Quan sát nhịp thở, mẹ ôm bé nằm trong lòng, ở trạng thái yên lặng, không quấy khóc. Sau đó vén áo trẻ lên quá phần ngực. Mẹ đếm nhịp thở bằng cách nhìn vào bụng hoặc ngực trẻ. mỗi lần hít vào thở ra là một nhịp. Mẹ hãy đếm trong trong vòng 1 phút, không được đếm 30s hoặc 20s rồi nhân lên. Trẻ sơ sinh thường có nhịp thở không đều nên để chắc chắn, mẹ hãy đếm lại lần 2, lần 3.
– Khi cảm nhận được sự bất thường trong nhịp thở của trẻ, mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống, mà cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị hiệu quả.
* Mẹ có thể nhận biết trẻ thở nhanh qua những dấu hiệu sau đây:
– Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở hơn 60 lần/phút.
– Trẻ sơ sinh từ 2 tháng – 11 tháng tuổi: nhịp thở hơn 50 lần/phút.
– Trẻ từ 12 tháng tuổi tới 60 tháng tuổi: nhịp thở hơn 40 lần/phút.
Giới thiệu web Mẫu tử tình thâm: https://mautu.net
Phải nói rằng, nhịp thở của trẻ sơ sinh thường bất ổn, lúc nhanh, lúc chậm, lúc gấp, lúc kèm theo tiếng khò khè, có khi ngừng thở trong vài giây. Vì thế, mẹ cần phải chú ý và thường xuyên theo dõi nhịp thở của con mình. Nếu cảm thấy có bất kì một triệu chứng gì bất thường, hãy đưa con đến bệnh viện để kịp thời điều trị. Hy vọng với bài viết trẻ sơ sinh thở gấp khi ngủ trên giúp ích nhiều cho các mẹ
Xem thêm :