Lại thêm một vấn đề phổ biến của các cô cậu nhỏ khiến không ít bố mẹ hoang mang, đó là chảy nước miếng khi ngủ. Ngoài việc cảm thấy mất vệ sinh thì các bậc phụ huynh còn lo lắng không biết trẻ ngủ hay chảy nước miếng có sao không. Cái này cũng có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường hoặc xảy ra do một số vấn đề về sức khỏe mà chúng ta cần lưu tâm. Hãy cùng Mẹ Ku Rô đi sâu hơn về vấn đề này nhé.
Tin liên quan :
- Trẻ sốt 39 độ ngủ li bì thì nên làm gì
- Trẻ gắt ngủ quấy khóc thì nên làm thế nào
- Trẻ ngủ hay đạp chân tay là biểu hiện của bệnh gì
- Trẻ sơ sinh thở mạnh và gấp khi ngủ có sao không
Vì sao khi ngủ trẻ hay chảy nước miếng?
Việc chảy nước miếng khi ngủ xảy ra không phải hiếm đối với cả người lớn hay trẻ nhỏ và nó khiến cho người trong cuộc cũng như những người xung quanh cảm thấy không được thoải mái. Theo kinh nghiệm qua tìm hiểu và thực tế của mình, trẻ ngủ hay chảy nước miếng có thể do một số nguyên nhân sau đây:
- Tư thế ngủ của trẻ: Nếu trẻ nhà bạn hay có thói quen ngủ sấp, tì tay vào miệng khi ngủ thì việc chảy dãi cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì khi này tuyến nước bọt được kích thích, tiết nhiều nước miếng hơn và dễ tràn ra ngoài.
- Cấu tạo cơ quan miệng: Lý giải cho điều này, các bác sĩ phân tích rằng những trẻ có cấu tạo bẩm sinh của khuôn miệng hoặc quai hàm khác biệt, khi ngủ hai môi không khép lại thì rất thường bị chảy nước miếng khi ngủ.
- Dị tật về răng lợi: Thường trẻ hay bị sún răng hoặc hàm răng chưa phát triển hoàn thiện sẽ dẫn đến vấn đề chảy nước miếng khi ngủ, bố mẹ thường trêu là “nhẻo”. Cũng có trường hợp trẻ bị một số dị tật về răng lợi.
- Do ăn nhiều đồ gia vị cay nóng, ăn tối quá no: Chắc các mẹ cũng không sơ ý đến nỗi cho trẻ ăn đồ cay nóng. Có thể do việc ăn tối quá no khiến cho tuyến nước bọt thêm hưng phấn và chảy ra trong lúc trẻ đang ngủ say.
- Biểu hiện của tì suy: Đây là hiện tượng bệnh lý của suy nhược tì khí, xuất hiện khi cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược trong thời gian dài. Hiện tượng này cũng khiến cho việc chuyển hóa chất dinh dưỡng và nước bị hạn chế.
- Trẻ bị căng thẳng thần kinh: Nếu trẻ ngủ bị chảy nước miếng kèm theo tình trạng nghiến răng, nói lảm nhảm khi ngủ thì bố mẹ nên nghĩ đến việc trẻ đang có những lo lắng, stress nào đó ở trường hoặc trong cuộc sống.
- Đường tiêu hóa không tốt: Những vấn đề về hệ tiêu hóa chẳng hạn như viêm ruột, viêm dạ dày, đau bụng tiêu chảy, ăn uống khó tiêu,… trong thời gian gần đây cũng chi phối giấc ngủ của trẻ và gây ra một số biểu hiện lạ.
- Vòm miệng bị vi khuẩn lây nhiễm: Khi bạn vệ sinh răng miệng cho trẻ không cẩn thận trước khi ngủ thì vi khuẩn sẽ xông lên tấn công, đánh chiếm lớp màng bảo vệ, gây ra những bệnh về nướu và tăng thêm nhiều nước bọt.
- Tre mắc bệnh về hô hấp: Chẳng hạn như bệnh viêm họng, viêm xoang mũi,…Vì triệu chứng nghẹt mũi khiến trẻ phải há miệng ra để thở, khi ngủ thì theo phản xạ trẻ há miệng ra và không kiểm soát được hoạt động của tuyến nước bọt.
Bố mẹ có thể giúp trẻ khắc phục tình trạng chảy nước miếng khi ngủ
Chắc hẳn khi thấy con ngủ mà nước miếng cứ “tuôn trào” như vậy thì bố mẹ nào cũng muốn tình trạng này biến mất, vừa làm
- Đặt con nằm ngửa khi ngủ: Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ là những tư thế dễ khiến trẻ bị chảy nước miếng. Bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa, gối không quá cao.
- Xem lại chế độ ăn của trẻ: Nên hạn chế cho trẻ ăn những món có nhiều gia vị, tuyệt đối không cho ăn đồ cay nóng, buổi tối cũng không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Tập cho trẻ thói quen đánh răng buổi tối để ngăn ngừa vi khuẩn. Đối với những bé còn quá nhỏ thì bố mẹ rà lưỡi, cho trẻ uống nước,…
- Tránh stress cho trẻ trước khi ngủ: Sự rối loạn tuyến nước bọt sẽ được hạn chế tối đa bằng việc bố mẹ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng,lấy lại tinh thần thoải mái nhất trước khi đi vào giấc ngủ, điều này rất có lợi cho sự phát triển não bộ và tâm lỳ của trẻ.
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ: Không chỉ cho con đi khám theo định kỳ, mà bất cứ khi nào trẻ có dấu chảy nước dãi bất thường mặc dù không phải thói quen thì bố mẹ cũng cần chú ý, bên cạnh đó việc lặp đi lặp lại tình trạng này cũng phải được bác sĩ kiểm tra.
Một số tình trạng nguy hiểm được cảnh báo thông qua tình trạng chảy nước miếng khi ngủ của trẻ:
– Chứng đột quỵ với các dấu hiệu như cứng miệng, lệch miệng, lệch hàm, cơ miệng không điều khiển được. Nếu bình thường trẻ ngủ rất ngoan nhưng tự nhiên đêm nay bạn phát hiện trẻ chảy nước miếng thì không nên xem nhẹ, nên kiểm tra và cho con đi bệnh viện kịp thời.
– Có thể trẻ đã bị viêm nhiễm vòm họng mức độ khác nhau. Chứng viêm này nếu không lo điều trị sớm cũng dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm, đặc biệt là đối với sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ. Điều trị xong thì trẻ cũng không còn chảy nước miếng khi ngủ.
– Hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ cộng với giật ở mắt, mắt bị kéo lại nhắm 1 nửa, lệch miệng,… có thể cảnh báo nguy cơ trẻ bị viêm dây thần kinh mặt. Bệnh này thường biểu hiện khi vùng mặt bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc cảm cúm, làm trẻ bị chảy nước dãi.
– Xơ vữa động mạch cũng là một ví dụ. Bệnh này rất nguy hiểm, tuy thường xảy ra ở những người già nhiều hơn nhưng đối với ai cũng không nên chủ quan. Bệnh có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ ở não và các vùng cơ bắp, thiếu oxy, giãn cơ mặt, suy giảm chức năng nuốt.
Như vậy, với câu hỏi trẻ ngủ hay chảy nước miếng có sao không thì chúng ta đã có những thông tin trả lời rồi. Chúc các mẹ chăm con vui, khỏe và tiếp tục đồng hành cùng Mẹ Ku Rô để học hỏi lẫn nhau các kinh nghiệm nuôi dạy trẻ.
Xem thêm :