HomeChăm Sóc

Trẻ bị sốt cao không hạ thì mẹ phải làm sao? Cần xem gấp!

Like Tweet Pin it Share Share Email

Vừa rồi có mấy mom nhắn hỏi về vấn đề trẻ sốt cao không hạ thì mẹ phải làm sao? Câu thắc mắc này làm mẹ Rô nhớ lại cái đợt thằng nhóc cũng bị tình trạng như vậy. Với kinh nghiệm đã qua, mình sẽ chia sẻ lại với các mom trong bài viết này. Mẹ cần xem gấp để có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con yêu nhé.

tre-bi-sot-cao-khong-ha
Trẻ bị sốt cao không hạ thì mẹ phải làm sao? cần xem gấp!

Nguyên nhân khiến trẻ sốt cao không hạ

Sốt cao ở trẻ có nhiều nguyên nhân khác nhau, nguyên nhân hàng đầu là do trẻ bị nhiễm vi trùng, vi rút. Hay do thời tiết thay đổi thất thường làm con bị cảm, viêm họng,… rồi dẫn tới sốt cao. Nếu được chăm sóc, hạ sốt đúng cách thì con sẽ không có vấn đề gì nguy hiểm.

Còn trường hợp bố mẹ dùng nhiều cách nhưng con vẫn sốt cao không hạ thì phải xem lại một số vấn đề sau:

– Không hiểu rõ về bệnh của con nên không có cách xử lí, chăm sóc hợp lí.

– Có thể bố mẹ cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt quá liều, không đúng theo chỉ định của bác sĩ.

– Do mặc quá nhiều đồ ấm cho con vì sợ lạnh mà làm thân nhiệt con không những không giảm mà còn tăng lên dáng kể.

– Do bố mẹ lau người hay vệ sinh cho con bằng nước lạnh thay vì nước ấm.

– Phòng ốc không được thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân chính làm cho trẻ sốt cao không hạ đấy mẹ ạ.

Khi biết được các nguyên nhân làm trẻ sốt cao không hạ thì bố mẹ nhớ áp dụng đúng cách để đảm bảo sức khỏe của con yêu mình luôn được tốt nhé.

Trẻ sốt cao không hạ có nguy hiểm không?

Nhiều trường hợp trẻ sốt cao liên tục trong nhiều ngày mà không hề có biểu hiện thuyên giảm, mặc dù đã áp dụng đầy đủ và đúng cách trong việc hạ sốt. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy con bạn đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó, như:

– Viêm màng não: Là bệnh mà ảnh hưởng rất lớn đến chất lỏng cũng như lớp màng xung quanh não và tủy sống của trẻ.

– Viêm phổi: Các vi khuẩn, vi rút có trong cơ thể là tác nhân gây nên bệnh viêm phổi ở trẻ, từ đó làm cho trẻ sốt cao và khó hạ.

– Một số vấn đề khác: Ngoài ra, sốt cao không hạ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt xuất huyết, viêm khớp xương, nhiễm trùng tai, sốt thương hàn, viêm gan,…

Nhìn chung thì sốt không phải triệu chứng xa lạ hay quá nguy hiểm cho trẻ nếu bố mẹ hạ sốt cho con kịp thời. Tuy nhiên các trường hợp sốt quá cao mà kéo dài không hạ thì các phụ huynh phải nghĩ đến những vấn đề sâu xa. Như vậy để không lơ là mà đưa bé đến bác sĩ để tầm soát sức khỏe, điều trị hợp lý.

Triệu chứng cho thấy trẻ bị mắc các bệnh lý nguy hiểm khi sốt cao không hạ

Khi bắt đầu thấy con có dấu hiệu sốt cao không giảm thì bố mẹ cần phải quan sát thêm, để phát hiện bệnh kịp thời qua các triệu chứng sau:

– Ở bệnh viêm màng não, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, cổ bị đơ, cứng, thường xuyên ói mửa. Lúc này bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện ngay để đề phòng trường hợp xấu xảy ra nhé.

– Còn khi bị viêm phổi thì ở trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể hơn là thân nhiệt tăng cao bất thường, hơi thở khi thì gấp gáp, khò khè, rất bất thường, hay ho khan, nôn mửa, bỏ mứa, người lúc nào cũng lừ đừ mệt mỏi. Khi bệnh nặng hơn, môi và móng tay trẻ sẽ dần tím tái đi.

– Bệnh nhiễm trùng tai thì thân nhiệt trẻ cũng tăng cao bất thường kèm theo các triệu chứng bỏ ăn, người cảm thấy bứt rứt, ù tai, tai chảy mủ trắng vàng, thính lực giảm. Ở trẻ sơ sinh, vì chưa biết nói nên trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc và kéo tai.

– Sốt cao không hạ kèm theo đau mắt, đau đầu và xuất hiện nhiều nốt ban đỏ trên cơ thể. Đây đều là dấu hiệu cho thấy trẻ nhà bạn bị sốt xuất huyết rồi, nên cần phải có có biện pháp chữa trị hợp lí và kịp thời.

– Còn khi trẻ nhà bạn sốt cao (trên 40 độ) không hạ mà luôn cảm thấy ớn lạnh, đau bụng, bị tiêu chảy thì rất có thể trẻ đã bị sốt thương hàn rồi, bệnh này không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng phải nhanh chóng chữa trị cho con đi nhé.

Trẻ bị sốt cao không hạ thì mẹ phải làm sao?

Hẳn là bố mẹ sẽ rất lo lắng khi thấy con sốt cao không hạ, ngoại trừ trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm cần phải đến bệnh viện thì nếu áp dụng các biện pháp sau cũng sẽ giúp con hạ sốt rất hiệu quả đấy.

Dùng miếng dán và thuốc hạ sốt

Đầu tiên mẹ cần phải hạ sốt đúng cách cho trẻ, sử dụng cao dán và thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau người cho bé

Lau người cho trẻ bằng nước ấm, thường xuyên chườm khăn ấm lên trán, nách và hai bẹn cũng là cách làm giảm thân nhiệt của trẻ. Khi bé sốt cao, bố mẹ có thể dùng khăn xô, loại khăn chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, hoặc khăn mềm khác để nhúng vào nước ấm và lau người.

Cải thiện điều kiện không gian phòng

Cho trẻ nằm trong phòng có không khí thoáng, không có quá nhiều gió, đặc biệt là phòng ốc phải sạch sẽ, yên tĩnh và không có quá nhiều người vây xung quanh. Người bị sốt nói chung rất cần một trong gian thoải mái, vừa phải để nghỉ ngơi.

Cởi bớt quần áo, không đắp chăn dày cho trẻ

Việc mặc ấm cho trẻ là sai lầm của rất nhiều ông bố bà mẹ. Các mẹ biết không, mặc ấm nhằm mục đích giữ cho cơ thể con luôn ấm, mà khi con bị sốt thử hỏi giữ nhiệt để làm gì?

Việc này chỉ làm cho thân nhiệt con tăng cao hơn thôi, nên bố mẹ tuyệt đối đừng nghe lời người ta mà ủ ấm cho con nhé. Khi con lạnh thì chỉ cần thoa một lớp mỏng tinh dầu tràm lên thôi được rồi.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lí cũng ảnh hưởng không ít đến việc hạ sốt của trẻ nên bố mẹ nhớ chú ý vấn đề này một xíu nhá.

Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều

Khi sốt cao, cơ thể của trẻ sẽ bị mất rất nhiều nước nên việc bù đắp nước cũng như chất điện giải cho con là rất cần thiết. Mẹ nên thường xuyên cho con uống nước và các loại nước ép trái cây hay vitamin, ở trẻ sơ sinh thì mẹ cần tăng cường độ bú sữa lên.

Quan sát triệu chứng để xử lý phù hợp

Đặc biệt, bố mẹ cần phải theo dõi, quan sát các triệu chứng ở trẻ, hiểu thêm về bệnh đó thì mới có cách điều trị hợp lí và an toàn được.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên, nếu con vẫn không hạ sốt, hay qua quá trình quan sát, mẹ thấy ở con có các biểu hiện bất thường thì nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời và hiệu quả nhất

Một số lưu ý khi trẻ bị sốt cao không hạ

Khi trẻ bị sốt cao không hạ thì các bố mẹ hãy chú ý kĩ những việc làm không có tác dụng tích cực như sau:

– Không nên chườm trán cho trẻ bằng khăn lạnh, vì điều này có thể gây sốc nhiệt, rất nguy hiểm.

– Không đưa trẻ đến nơi đông đúc, ồn ào. Việc đó khiến cho bé thêm tình trạng nhức đầu, mất ngủ và sức khỏe suy yếu.

– Không ôm trẻ quá chặt vì có thể làm tăng thân nhiệt và làm trẻ cảm thấy mệt hơn.

– Không tự ý xử lí ở nhà khi thấy con có dấu hiệu bất thường để tránh xảy ra trường hợp không mong muốn.

Một vài mẹo dân gian về điều trị sốt cao ở trẻ nhỏ

Các mẹ có con nhỏ nên bỏ túi một vài mẹo nhỏ để phòng khi bé nhà mình bị sốt thì có thể đem ra thực hành. Mặc dù không phải lúc nào cũng áp dụng được nhưng chúng có thể giúp bạn trong một số tình huống không biết phải làm sao.

Dùng gừng tươi: giã nhỏ gừng rồi cho vào chiếc cốc, ngâm với nước sôi trong 10 phút, thêm chút đường khuấy lên cho trẻ uống.

– Dùng chanh: cắt chanh thành nhiều lát mỏng rồi dùng những lát chanh đó xát nhẹ dọc theo xương sống, khủyu tay của trẻ. Sau 2 – 3 phút thì lau bằng nước ấm.

– Sữa chua: ngoài nước, sinh tố, sữa mẹ thì sữa chua cũng được xem là một giải  pháp hữu hiệu trong việc bù mất nước. Hãy cho trẻ ăn để sớm khỏi bệnh.

– Lá húng quế: cho trẻ uống hỗn hợp nước rau húng quế, gừng băm nhuyễn, nước và mật ong trong vài ngày, mỗi ngày 2 – 3 lần.

– Khoai tây: xắt lát mỏng rồi đắp lên trán cho bé, có thể đắp thêm miếng khăn lên trên cho khoai tây không bị rơi ra. Sau 20 phút thì sẽ hạ sốt đáng kể.

– Tinh dầu tràm: tắm cho bé bằng tinh dầu tràm giúp hạ sốt, thông mũi, phòng tránh cảm lạnh hiệu quả. Chỉ cần vài giọt tinh dầu vào thau nước tắm là đủ.

– Lòng trắng trứng: với những bé dưới 1 tuổi thì mẹ có thể ngâm tất của bé trong lòng trắng trứng, sau đó xỏ vào bàn chân trẻ. Khi tất khô lại làm thêm lần mới, liên tục khoảng 10 lần sẽ thấy hiệu quả.

– Lô hội: dùng chất nhờn bên trong lá lô hội để bôi bàn chân, tay và trán khi trẻ sốt, xoa bóp nhẹ nhàng sẽ nhanh hạ sốt.

– Trà hoa cúc: pha ấm trà hoa cúc, nhúng tay mẹ vào nước, xoa lên người bé để giảm sự mệt mỏi và nhiệt độ của cơ thể cũng hạ đáng kể.

– Dưa chuột: chọn những quả dưa non, lấy nửa quả giọt thành hình ti giả rồi đưa bé gặm. Cách này thường áp dụng cho trẻ sốt trong trường hợp mọc răng.

– Hành tây: giã nguyễn hành tây rồi đắp vào cổ tay trái bằng cách dùng khăn xô lớn bọc, quấn lại. Tại vị trí này có các huyệt đạo và đường gân, khi tiếp xúc với tinh  chất hành tây sẽ giúp bé hạ sốt.

– Lá diếp cá: diếp cá giúp giải cảm, lưu thông mạch máu. Mẹ giã nhỏ lá ra rồi đắp lên trán bé sau khi bọc vải lại. Sau nửa tiếng lấy ra, lau sạch trán bằng nước ấm.

Dù bằng cách nào thì bạn cũng phải quan sát xem tình trạng của bé có khá lên không, hoặc có phản ứng ngoài ý muốn hay không. Hãy sẵn sàng mọi lúc để ứng phó với tình huống cấp bách, đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xử lý thích hợp. Với việc trẻ bị sốt cao không hạ thì hãy ghi nhớ những điều mà mẹ Rô vừa chia sẻ, hi vọng các mẹ chăm bé khỏe nhé.

5 (100%) 1 vote

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *