Lo lắng về việc trẻ “ngủ ngày cày đêm” là nỗi lòng chung rất nhiều các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Việc của trẻ chỉ có ăn, bú và ngủ nhưng nhiều khi chúng cũng không hoàn thành tốt “nhiệm vụ” của mình khiến cho các bậc phụ huynh đau hết cả đầu. Mẹ Ku Rô có nhận được một số thắc mắc gửi về liên quan đến việc này, tại sao trẻ ngủ ngày thức đêm, cần làm gì để khắc phục? Vì thế cũng xin chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi con của mình để chị em tham khảo.
Tin liên quan :
- Trẻ ngủ ít thông minh có phải không
- Trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình có sao không
- Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không
Lý do nào khiến trẻ ngủ ngày thức đêm, gây lo âu cho bố mẹ?
Từ kinh nghiệm bản thân và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, mình liệt kê một số nguyên nhân khiến các cô cậu nhỏ cứ ngủ ngày suốt mà ban đêm lại tỉnh như sáo:
– Thứ nhất, mình thấy thói quen rất quan trọng trong vấn đề này. Nhiều trẻ có thói quen ngủ ban ngày khiến cho đồng hồ sinh học của bé vận hành nhất quán, cứ tới giờ ban ngày là bé muốn ngủ. Ngày ku Rô nhà mình khoảng 4 tháng tuổi cũng xảy ra vấn đề này, cháu không màng đến bú sữa, ngủ một mạch từ sáng đến trưa khiến cả nhà hết vía.
– Thứ hai, có thể cơ thể của trẻ đang bị thiếu hụt các loại khoáng chất cần thiết để phát triển tự nhiên như canxi, magie, kẽm hoặc vitamin D,… Tình trạng thiếu chất làm cho trẻ trằn trọc cả đêm. Không ngủ được thì trẻ cũng không nằm yên được mà cứ quấy khóc, quậy phá suốt đêm, lăn lộn, bò ra khỏi chỗ nằm hoặc có những biểu hiện bứt rứt khó chịu, như đang hờn dỗi.
– Thứ ba, có khả năng là chỗ ngủ ban đêm của trẻ có vấn đề, không đáp ứng được các điều kiện cần thiết cho giấc ngủ trọn vẹn của bé. Chẳng hạn như bạn để điện quá sáng, bóng điện gần chỗ con ngủ khiến chúng bị nóng hoặc nhiệt độ phòng quá cao hay quá thấp, bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn cũng làm cho trẻ khó chịu và hay bị giật mình, ban đêm ngủ ngủ ngon giấc.
– Thứ tư, bố mẹ nhớ lại xem có phải do bạn cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ vào buổi tối hay không? Bởi vì khi bụng no quá, cơ thể bé thì còn chưa hoàn thiện hết các chức năng của hệ tiêu hóa một cách khỏe mạnh và chắc chăn, nên khi ăn xong mà “bị bắt” phải đi ngủ liền thì trẻ rất khó chịu, kông ngủ được. Qua giờ ngủ sinh lý thì trẻ cũng thức luôn tới sáng. Mà đêm thức thì ngày ngủ bù, đó là việc dễ hiểu.
– Thứ 5, hãy kiểm tra hoặc cho trẻ đi khám thử xem chúng có bị mắc bệnh giun kim hay không, nếu thấy tình trạng thức đêm ngủ ngày của con kéo dài không rõ nguyên nhân. Bởi vì giun kim thường làm phiền trẻ vào ban đêm do chúng chui xuống lỗ hậu môn của trẻ để đẻ trứng khiến cho trẻ khó chịu, ngứa ngáy và trằn trọc, khóc rấm rứt, không ngủ được cả đêm.
– Thứ 6, mặc bỉm trong mấy tiếng đồng hồ có thể cũng đã đủ cho bé khó chịu vì sự ẩm ướt, đôi khi bé còn dị ứng sinh ra ngứa, rát,… Nhiều lần thức giấc như vậy khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ, nhiều đêm về sau không quen ngủ vào ban đêm nữa. Mẹ nên chú ý thay tã, bỉm cho trẻ thuowgnf xuyên để tránh nguyên nhân không đáng có này.
Trẻ ngủ ngày thức đêm có hại lắm nhé mẹ
Có lẽ các mẹ cũng biết là việc bé ngủ ngày thức đêm không tốt một chút nào, thậm chí còn gây hại đáng kể nữa. Cụ thể là những tác hại như sau:
+ Hạn chế, kìm hãm sự sản sinh hóc môn tăng trưởng vào ban đêm để trẻ tăng chiều cao, nâng cao thể trạng và phát triển trí não.
+ Những trẻ bị mất ngủ vào ban đêm không những không thông minh mà còn có nguy cơ mắc các bệnh về hệ thần kinh, não bộ.
+ Ban ngày ngủ nhiều, đêm thì không ngủ được, đó là điều kiện cho các loại độc tố sản sinh, gây ra nhiều bệnh tật rất nguy hiểm.
+ Hệ tiêu hóa và chức năng của một số cơ quan trong cơ thể bé bị ảnh hưởng, đặc biệt là dạ dày. Ngoài ra hệ miễn dịch cũng suy yếu.
+ Trẻ không ngủ được đã đành, có khiến bố mẹ bị cuốn theo, thức cùng trẻ trong tinh thần mệt mỏi vì tiếng khóc và sự quấy rầy.
Bố mẹ nên xem bài viết >> Trẻ nên ngủ lúc mấy giờ tối là tốt nhất
Bố mẹ phải làm sao để cân bằng giấc ngủ cho trẻ?
Trung bình một đứa trẻ sơ sinh ngủ khoảng 2 đến 3 giờ mỗi giấc vào ban ngày, mỗi ngày khoảng 3 giấc là đủ, ngoài ra thì bé nên được đánh thức nhẹ nhàng dậy để bú, ăn và chơi đùa một chút với bố mẹ.
Đối với trẻ đã lên 6 tháng tuổi thì giấc ngủ ban đêm trung bình là 12 đến 14 tiếng, có thể dậy giữa chừng để bú rồi ngủ tiếp. Đến 12 tháng tuổi, cả ngày lẫn đêm bé sẽ ngủ tổng cộng 12 đến 14 tiếng.
Nếu bé ngủ ngày thức đêm, bố mẹ nên có biện pháp điều chỉnh thời gian ngủ cho hợp lý để con được phát triển tốt. Mình có mấy chiêu này, hi vọng được cùng các chị em học hỏi lẫn nhau:
- Tập cho trẻ biết phân biệt ngày và đêm, dùng những chiêu dụ khị để trẻ thấy đượcban ngày là lúc để chơi, rất vui và thú vị, còn ban đêm khi bố mẹ tắt đèn là đã đến giờ đi ngủ.
- Với những trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, chúng ta sẽ cố gắng tạo không gian ngủ thật hợp lý, ban ngày thì cho trẻ ngủ mỗi giấc ngắn, nhẹ nhàng đánh thức và cho trẻ bú, trò chuyện.
- Bố mẹ nên tập thói quen đi ngủ sớm để con làm quen với việc cả nhà cùng đi ngủ khi đêm đến, khi trẻ ngủ nhớ thật khẽ để con không bị giật mình, trẻ sẽ rất khó ngủ lại được.
- Ban đêm nên mặc cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, để trẻ dễ chịu và giấc ngủ đến dễ dàng hơn. Nếu mùa lạnh, hãy đắp chăn cotton hoặc để con thú nhồi bông bên cạnh trẻ.
- Nhiều khi trẻ sợ bóng tối nên ban đêm không chịu ngủ, lúc này mình dùng đèn ngủ mờ mờ, dịu nhẹ, không đủ để làm con khó chịu vì chói mắt, các mẹ áp dụng thử xem sao nhé.
- Nếu mọi thức vẫn không thay đổi được thì có nhiều khả năng trẻ đã mắc bệnh hoặc vấn đề gì về sức khỏe rồi, bố mẹ nên ưu tiên đưa trẻ đi khám để biết tình hình, rồi khắc phục.
Các mẹ thân mến, giấc ngủ của con quan trọng nhưng thời lượng và chế độ ngủ còn quan trọng không kém. Do đó hãy cố gắng khắc phục tình trạng trẻ ngủ ngày thức đêm để bé yêu phát triển khỏe mạnh, thông minh và không dễ dàng bị mắc bệnh. Chúc các mẹ nuôi con tốt.
Xem thêm :