Trẻ 4 tháng bị ho thở khò khè có đờm lâu khỏi phải làm sao? Mình chắc chắn đây là nỗi lòng không chỉ của riêng mẹ nào, mà tất cả những ai đã và đang có con nhỏ đều quan tâm. Đặc biệt trong thời điểm thời tiết giao mùa thì vấn đề càng phải được quan tâm.
Các mẹ có biết do đâu mà con bị ho khò khè có đờm, cũng như khi trẻ bị ho khò khè có đờm thì có biện pháp nào giúp bé mau khỏi hay không,…? Với những kinh nghiệm trong thời gian chăm sóc ku Rô và gặp phải tình trạng này, Mẹ ku Rô sẻ giúp bạn tìm thấy câu trả lời qua bài viết dưới đây các mẹ nhé.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ho thở khò khè có đờm
Thủ phạm gây nên tình trạng này cho bé đôi khi là do tư thế ngủ của con, khi con nằm sẽ làm mền sụn thanh quản hoặc có bất thường các mạch máu lớn, chèn ép vào thanh quản gây nên chứng khò khè. Vì thế các mom chú ý hết sức ở vấn đề này nhé. Làm bố làm mẹ thì mình không thể lơ là với con ngay cả trong giấc ngủ.
Bên cạnh đó, có thể là trẻ bị viêm thanh phế quản cấp tính nên có hiện tượng ho khò khè vào ban đêm. Do trẻ bị sốt, mắc các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, có khối u ở não, hay trẻ bị viêm amiđan cấp tính, hoặc trẻ khò khè xảy ra đột ngột có nôn ói, sặc, tím tái đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ho thở khò khè có đờm.
Trẻ 4 tháng bị ho thở khò khè có đờm lâu khỏi phải làm sao?
Mũi là cơ quan chủ yếu trẻ sử dụng để thở, trong khi kích thước lỗ mũi của con còn quá nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, ho, lúc con thở các mẹ sẽ nghe có tiếng khụt khịt. Để bé không còn tình trạng này, đầu tiên mũi của con phải sạch sẽ và không bị cản trở bất cứ thứ gì. Ngày trước ku Rô nhà mình có cả bố mẹ và bà chăm mà đôi khi vẫn gặp phải vấn đề này đấy. Nhưng mẹ Rô cũng nhanh chóng tìm hiểu để xử lý tình huống liền.
Đó là lập tức làm vệ sinh mũi cho bé. Đầu tiên, các mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Sau đó bạn nhỏ khoảng 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc xịt nhẹ và nhanh trong vòng 2 – 3 giây. Sau khi thực hiện xong mẹ tiếp tục nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự như đã làm. Sau 5 phút các mẹ hãy dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thấm lượng nước nhỏ còn ứ đọng trong mũi con.
Ngoài cách vệ sinh mũi để con giảm thiểu tình trạng ho khò khè có đờm, trong Đông y cũng có một số thảo dược có thành phần tự nhiên rất tốt trong việc giảm ho cho bé. Các mẹ có thể sử dụng các loại thảo dược này để chế biến cho con uống như:
Quất xanh và hạt quất
Chúng ta biết trong quất có chứa rất nhiều Pectin, tinh dầu, đường và các vitamin. Các chất này đều có công dụng trong việc chống viêm, bình suyễn, long đờm giảm ho, kháng khuẩn và kháng vi-rút.
Để thực hiện mẹ chỉ cần sử dụng từ 2 – 3 quả quất xanh, mật ong hoặc đường phèn. Quất xanh đem rửa sạch, cắt ngang để nguyên hạt, sau đó đem trộn chung với mật ong hoặc đường phèn rồi mang đi hấp cách thủy chừng 30 phút là có thể dùng được. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Lá hẹ và đường phèn
Trong Đông y, các mẹ biết không hẹ rất tốt trong việc bổ can thận, chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt là trị ho cho trẻ rất hiệu quả.
Để chế biến các mẹ chỉ cần một ít đường phèn cùng một nắm lá hẹ là đủ. Lá hẹ đem rửa sạch, cắt nhuyễn, đường phèn giã nhỏ. Sau đó đem hai nguyên liệu này trộn chung với nhau, mang hấp cách thủy. Đem cho bé uống ngày hai lần, lần 2 – 3 thìa là được mẹ nhé.
Đặc biệt, ngoài những cách mà mình vừa mách, các mẹ cũng cần phải theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh của bé, tránh chủ quan. Nếu tình trạng bé nặng hơn hãy đưa ngay đi khám để được điều trị kịp thời, hiệu quả.
Các mẹ cũng nên tìm hiểu về máy xông mũi, giúp trẻ dễ thở hơn, tránh được nhiều bệnh mũi họng gây nên, chi tiết tại website: https://naototnhat.com/may-xong-mui-hong-cho-tre.html
Cách chăm sóc cho bé khi bị ho thở khò khè có đờm
Việc đầu tiên trong công tác chăm sóc cho con khi bị ho thở khò khè có đờm đó là các mẹ phải thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng, và làm sạch đờm cho bé, luôn giữ cho mũi của con trong tình trạng được thông thoáng.
Cơ thể trẻ luôn cần được giữ ấm, đặc biệt là vào mùa đông. Không cho bé uống nước lạnh và tắm phải được pha bằng nước ấm.
Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh trẻ luôn được sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc, không nên để bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ gừng và tỏi để chữa ho sốt có đờm cho con.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé đang bị ho có đờm, thở khò khè
Khi bị ho có đờm bé thường khó chịu, hay quấy khóc, lười ăn và rất dễ bị ói, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu. Không nên cho bé ăn quá no vào một bữa mà hãy chia làm nhiều bữa.
Bởi vì khi bé ho có đờm sẽ rất dễ bị ói và sặc gây viêm phổi hít và làm tình trạng thêm nặng hơn. Nếu mẹ chia ra làm nhiều bữa sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu, con vừa hấp thu được đầy đủ dưỡng chất mà mẹ cũng yên tâm về dinh dưỡng hằng ngày của con.
Với tình trạng của con lúc này mẹ cần tránh cho bé ăn uống các thực phẩm làm tăng dịch nhầy và tạo đờm như các sản phẩm liên quan đến sữa: bơ, phomat, sữa, sữa chua, sữa đậu nành,… hoặc đồ ăn lạnh, đồ ăn giàu chất béo, đồ ăn dễ gây dị ứng,…
Mà thay vào đó mẹ nên bổ sung cho trẻ các món ăn giúp tan đờm, long đờm như cháo trứng mật ong, cháo rau tía tô, cháo gừng,… đồ ăn cho bé phải loãng, lỏng và ấm, không được cho bé ăn các món ăn nguội.
Đồng thời bố mẹ phải thường xuyên bổ sung nước cho con để giảm độ rát ở cổ họng và giải tỏa cơn khát cho bé.
Với những thông tin trong bài viết được đúc kết từ những ngày tháng “bỉm sữa” của mẹ Rô, hi vọng rằng sẽ giúp ích nhiều cho các mẹ trong việc chăm sóc con khi có biểu hiện ho thở khò khè có đờm. Chúc bé sẽ mau khỏe bệnh mẹ nhé.