HomeChăm Sóc

Tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh có nên không, có tốt không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Theo lời kinh nghiệm của bà Ngoại Ku Rô thì trước đây bản thân mình cũng như các người con khác của Ngoại là đều được tắm bằng nước dừa, và tất cả anh chị em đều sở hữu làn dàn trắng mịn. Khi sinh Ku Rô mình bắt đầu thắc đó có phải sự thật, thế là cùng các chị em đã có kinh nghiệm tìm hiểu mổ xé vấn đề: Tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh có nên không, tốt không? Và biết được nhiều lưu ý mà hẳn các mẹ sinh con đầu lòng như mình chắc chắn sẽ quan tâm.

tam-nuoc-dua-cho-tre-so-sinh-co-nen-khong
Tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh có nên không, có tốt không?

Bạn có biết trong nước dừa chứa thành phần gì không?

Không phải ai cũng nắm rõ được thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa, do vậy mà thông tin về việc dùng nó để tắm cho trẻ còn chưa rõ thực hư. Theo nghiên cứu khoa học, nước dừa chứa hàm lượng chất béo và protein dồi dào. Những chất này nếu được tắm trên da thì có tác dụng dưỡng da, làm sạch khá tốt.

Bên cạnh đó, lượng muối khoáng có trong nước dừa cũng hiệu quả trong việc bù nước điện giải trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước. Nó cũng có thể thay thể nước muối y khoa ở một vài trường hợp làm dung dịch truyền tĩnh mạch. Nhưng yếu tố này không được nhấn mạnh đối với vấn đề tắm cho trẻ sơ sinh.

Người lớn uống nước dừa rất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hoạt động trao đổi chất, phòng ngừa một số bệnh thông thường. Bên cạnh đó, uống nước dừa cũng giúp chị em phụ nữ có được làn da chắc khỏe, mịn màng và mái tóc đẹp, suôn.

Vậy còn đối với trẻ sơ sinh thì sao? Tắm nước dừa cho trẻ có nên không? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây.

Có phải tắm bằng nước dừa sẽ giúp trẻ sơ sinh có làn da trắng không?

Nhiều bạn bè của mình cũng “ham muốn” cho con nhỏ có một làn da trắng mịn hồng hào, truyền tai nhau về tác dụng làm trắng thần kỳ của nước dừa. Do vậy họ mua về cho con tắm thường xuyên. Tuy nhiên đây lại là một việc làm phản khoa học đấy các mẹ ạ. Nguyên nhân là vì:

– Nước dừa có chất tạo ngọt, mà da của em bé sơ sinh lại quá non yếu nên dễ bị lũ kiến để ý và tấn công, vô cùng nguy hiểm.

– Làn da của trẻ còn khá nhăn nheo, có nhiều kẽ, chẳng hạn như ở nách hay bẹn. Vì thế trong khi tắm có thể mẹ sẽ để sót lại nước dừa trên da. Những chất dư này tích tụ lâu ngày sẽ là cơ hội sinh sôi mạnh mẽ của vi khuẩn gây lở, hăm trên da của trẻ.

– Có thể bạn không để ý nhưng trên da bé đôi khi có những vết xước, trầy nhỏ. Khi nước dừa tiếp xúc vào mà không được gột rửa kĩ thì rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Các chuyên gia đầu ngành đã khẳng định, hoàn toàn không có chuyện dùng nước dừa tác động ngoài da mà lại làm cho da trắng hơn, nên bạn đừng nghĩ tới nữa là tốt hơn. Tắm nước dừa không làm da bé trắng lên mà ngược lại, “lợi bất cập hại”, bé nhà bạn sẽ đối mặt với các vấn đề nguy hiểm. Tóm lại là nên hạn chế tối thiểu.

Không cần tuyệt đối nói không với tắm nước dừa cho trẻ, nhưng cần biết cách

Thật ra dùng nước dừa tắm cho trẻ cũng có một số lợi ích nhất định nếu bạn biết cách làm đúng và hợp lý. Tắm nước dừa có thể giúp làm sạch da, loại bỏ được các loại bụi bẩn và bạn cũng có quyền hi vọng một làn da khỏe khoắn cho trẻ. Tất nhiên để được như mong muốn thì hãy lưu ý những điều sau:

Thứ nhất, không nên tắm nước dừa cho trẻ quá thường xuyên

Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, nếu bạn muốn tắm nước dừa cho  trẻ sơ sinh thì mỗi tuần chỉ nên thực hiện nhiều nhất 1 lần. Vì những điều bất tiện đã nêu ở phần trên, tắm thường xuyên sẽ khó lòng kiểm soát các vấn đề không mong muốn nảy sinh.

Thứ hai, phải kỳ cọ cẩn thận từng “ngõ ngách”

Như chúng ta đã biết, cơ thể bé sơ sinh còn nhiều kẽ nách khép lại, nhăn nheo trên da. Mà nhiều bố mẹ khi tắm cho con lại không nỡ kỳ cọ quá kĩ vì sợ trẻ bị tổn thương. Nếu tắm nước dừa cho trẻ theo cách đó thì bạn vô tình khiến bé dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Bởi vì khi không kỳ cọ kĩ thì cặn bẩn còn sót lại, tạo môi trường cho bệnh tật phát sinh. Lâu ngày, da của trẻ sẽ bị viêm, đỏ, nổi mẩn, rộp,… Hãy chú ý đến các vị trí như phía trên cùi chỏ, sau đầu gối, nách, cổ, bẹn,…

Thứ ba, nên tắm lại bằng nước sạch

Tắm cho bé bằng nước dừa khoảng 3 – 4 phút. Sau đó các mẹ nên dội lại bằng nước đun sôi để nguội. Bước này giúp làm sạch các cặn nước dừa còn trên da trẻ để phòng ngừa các trường hợp viêm nhiễm vì không đảm bảo vệ sinh.

Chỉ cần tuân thủ những điều lưu ý này thì bạn đã có thể yên tâm tắm cho bé yêu với nước dừa để thỏa mãn ý muốn của mình mà không làm tổn hại đến sức khỏe, làn da của bé.

Gợi ý cho bố mẹ một số nước tắm cho trẻ sơ sinh

Bạn đừng nên chỉ chăm chăm vào nước dừa mà quên mất rằng có nhiều loại nước tắm khác rất tốt cho trẻ. Các loại nước này hầu hết đều có tác dụng trong việc trị chứng rôm sẩy, hạn chế và ngăn ngừa các tình trạng xấu xuất hiện trên da trẻ. Đặc biệt, trong những ngày hè nóng nực thì chúng sẽ giúp bé nhà bạn mát mẻ, sạch da và ít bị mụn rộp, rôm sẩy.

Một số loại nước tắm cho trẻ được ưa chuộng vì hiệu quả và an toàn:

– Nước tắm từ lá chè xanh

Với khoảng 300g lá chè xanh, bạn rửa sạch, vò nát, sau đó đun sôi lên và để nguội đến một nhiệt độ thích hợp và tắm cho bé. Chất catechin có trong lá chè xanh có tác dụng điều trị chứng rôm sẩy rất tốt.

Nước tắm từ quả mướp đắng

Quả mướp đắng (khổ qua) chúng ta rửa sạch, đem xay nhuyễn và pha vào nước ấm để tắm cho trẻ. Dân gian ví quả mướp đắng như một loại vắc xin hữu hiệu để trừ các chứng bệnh về da. Với tính năng kháng khuẩn, diệt vi rút của nó, bạn có thể yên tâm khi tắm cho con. Nhớ tắm lại bằng nước sạch nhé.

– Nước tắm từ lá kinh giới

Lá kinh giới có mùi thơm dịu dễ chịu, cùng với tinh dầu có trong thành phần hóa học. Nhờ đó mà loại lá này được nhiều ông bố, bà mẹ tin dùng trong việc dùng để nấu nước tắm cho trẻ. Bạn xay nhuyễn một nắm lá, vắt lấy nước đó để tắm. Sau cùng là tắm lại bằng nước sạch.

Nước tắm từ lá ngải cứu

Nhiều trẻ bị chứng chàm, nổi mịn nước vì viêm da, các mẹ đã áp dụng thành công bài thuốc dân gian bằng cách tắm cho trẻ với nước lá ngải cứu. Tắm lá ngải cứu còn có thể giải cảm hiệu quả. Bạn thái nhỏ lá, nhỏ vào nấu sôi cùng với nước cho đến khi nước có màu vàng thì pha thêm nước ấm vào tới nhiệt độ thích hợp để tắm cho trẻ.

Nước tắm từ lá khế

Không khó khăn gì để tìm được nắm lá khế ở các vùng quê Việt Nam. Thực tế, lá khế có tác dụng điều trị phong, mẩn đỏ, rộp trên da người và trẻ sơ sinh nói riêng. Hãy ngâm lá khế với nước muối loãng rồi đun sôi. Sau đó, bạn lọc, giữ lại phần nước để tắm cho trẻ.

Nước tắm từ lá riềng

Mụn kê là một trong những vấn đề da liễu mà nhiều trẻ em mắc phải. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ có thể dùng đến nước tắm lá riềng. Loại lá này rất lành tính, không làm hại da bé. Các chất kháng khuẩn có trong lá riềng còn giúp kháng khuẩn, chống rôm sẩy hiệu quả. Bạn cọ sạch phần lông bám ở lá riềng tươi rồi cho vào nồi đun sôi. Sau đó dùng phần nước, pha thêm vào cho vừa nhiệt độ và tắm cho trẻ.

Quay trở lại vấn đề tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh có nên không, có tốt không, chúng ta có thể nói một cách đơn giản là: nên hạn chế và khi tắm cho trẻ phải cẩn thận, tỉ mỉ. Hãy áp dụng những thông tin chia sẻ vừa qua để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như làn da của con yêu thật tốt, các mẹ nhé.

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *