Kháng sinh là loại thuốc phổ biến trong nhiều đơn thuốc bởi công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý khi cho trẻ dùng kháng sinh bởi dược lực mạnh của kháng sinh rất dễ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chẳng hạn như tình trạng bị nóng phát ban ở trẻ sau khi uống kháng sinh chữa bệnh. Nhiều bố mẹ lo lắng liệu như vậy có sao không và bé uống kháng sinh bị nóng phát ban cần phải làm gì?[content_block id=647]
Nguyên nhân dị ứng thuốc ở trẻ nhỏ
Dị ứng ở trẻ nhỏ thường có 3 loại:
– Dị ứng thuốc kháng viêm, thuốc chống sốt có chứa aspirin.
– Dị ứng kháng sinh penicillin.
– Dị ứng các loại vắc xin.
Trong đó dị ứng thuốc kháng sinh là loại dị ứng thường gặp nhất vì hầu như các đơn thuốc chữa bệnh đều có chứa kháng sinh.
Cơ địa trẻ nhỏ còn khá yếu nên khi dùng các loại thuốc rất dễ tạo nên những phản ứng phụ. Đó là cách cơ thể chống lại những “tác nhân lạ” để bảo vệ bé nhẹ thì ở mức dị ứng, nặng thì gây ra hiện tượng sốc phản vệ. Các loại thuốc hay gây sốc phản vệ là các loại thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm betalactam như penicillin, ampicillin, cefotaxim…
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng, nóng phát ban do thuốc kháng sinh
– Nổi ban đỏ
Loại ban này thường có màu đỏ tươi hoặc tím bầm, có mủ ở đầu nốt ban.
– Nổi ban màu hồng tươi
Các nốt ban này thường xuất hiện với mật độ dày, nốt sần giống như bị sởi. Trẻ khi bị dị dứng thuốc nổi loại ban này thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ. Kiểu dị ứng thuốc này thường là do nguyên nhân sử dụng pennicillin.
– Nổi mề đay
Mề đay nổi nhiều với mật độ và kích cỡ không giống nhau. Trẻ bị nổi mề đay thường có biểu hiện ngứa đi kèm với sốt nhẹ, đau khớp, đau bụng và một số triệu chứng khác. Loại dị ứng này có thể xuất hiện do phản ứng với vắc xin chống uống ván, hay sởi.
– Nổi mụn nước, sốt
Đây là một trong những kiểu phản ứng thuốc nghiêm trọng nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ bị dị ứng thuốc khi có biểu hiện này thường rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ bị dị ứng nổi nốt ban có màu xanh, nâu đỏ, màu đen với kích thước nhỏ và phát triển ngày một lớn. Sau từ 1 – 2 ngày sẽ lan ra toàn cơ thể, xuất hiện đi kèm với mụn nước và có triệu chứng sốt cao, hôn mê, nhịp tim đập nhanh gây tổn thương tới nội tạng và một số bộ phận khác.
Biến chứng nóng phát ban do kháng sinh
Ngoài triệu chứng ban đỏ, một vài trẻ em có thể gặp những hiện tượng sau khi sử dụng kháng sinh: Đau bụng, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy cấp, suy hô hấp, bỏng da diện rộng, co giật và nếu không được cấp cứu chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng nóng phát ban?
- Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng mẹ hãy ngưng thuốc.
- Không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc mà bé đang dùng.
- Không dùng các loại thuốc bôi ngoài da khi thấy bé nổi mẩn phát ban.
- Không được tự ý tắm rửa cho bé khi chưa có ý kiến của bác sĩ..
- Không cho bé uống các loại thuốc tự kê đơn hoặc các loại thuốc truyền miệng không rõ nguồn gốc thành phần.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ:
- Xuất hiện một số hiện tượng bất thường sau khi dùng thuốc
- Cảm thấy không khỏe
- Xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt liên tục, tiêu chảy, mắt đỏ hay bị kích ứng.
Ngay lập tức cho trẻ đi cấp cứu nếu trẻ:
- Nổi mề đay nặng hơn.
- Mặt và môi bị sưng phù.
- Khó thở.
- Thở khò khè.
- Kiệt sức hoặc lờ đò, mê mệt.
Khi thấy trẻ có biểu hiện nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một biểu hiện bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào… không được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến bệnh viện ngay để được khám và định bệnh chính xác từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.
Làm gì để phòng tránh dị ứng, nóng phát ban do thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ?
Không tự ý dùng thuốc
Có rất nhiều gia đình thường có thói quen tự mua thuốc để chữa bệnh cho bé tại nhà, nhưng nhiều bậc phụ huynh không biết rằng chính điều này đã khiến tình trạng bé bị dị ứng thuốc tăng cao nhất là dị ứng những loại thuốc kháng sinh.
Các bậc phụ huynh không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị cho bé nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Khi thấy nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một biểu hiện bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào… không được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến bệnh viện ngay để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.
Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và luôn tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có uy tín.
Một trong những lí do khiến trẻ bị dị ứng thuốc nhiều, trong đó có dị ứng thuốc kháng sinh là do các mẹ nếu thấy trẻ có dấu hiệu bệnh thì liền cho bé uống thuốc ngay. Hơi hắt hơi, sổ mũi cũng dùng thuốc, việc lạm dụng sẽ khiến tăng nguy cơ dị ứng thuốc ở trẻ.
Nên khi trẻ bị bệnh thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có các đơn thuốc phù hợp với trẻ, tránh gây nên hiện tượng dị ứng chéo giữa các loại thuốc gây nên tình trạng dị ứng thuốc ở trẻ.
Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Nếu chưa biết rõ về liều lượng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Bên cạnh đó, bố mẹ phải thông báo ngay các thuốc bị dị ứng khi đến khám hoặc mua thuốc ở nhà thuốc cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết.
Dị ứng thuốc là một tai biến xảy ra ở mọi lứa tuổi, bất kỳ lúc nào và với mọi loại thuốc, dù là những thuốc dùng để trị những chứng bệnh đơn giản như viêm họng, sốt, cảm cúm… Dị ứng kháng sinh là một trong những hiện tượng thường gặp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bé. Dị ứng thuốc kháng sinh có thể biểu hiện ngay sau khi dùng thuốc nhưng có trường hợp ủ bệnh thời gian dài nên các bậc cha mẹ cần phải hết sức chú ý trong quá trình cho bé dùng thuốc.
Xem thêm:
Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không ?
Để phát huy được công dụng của các loại vắc xin thì thân thể của trẻ tại thời điểm đó phải khỏe mạnh và đúng theo lịch trình tiêm chủng. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều trường hợp bị ốm hoặc đang điều trị bằng thuốc kháng sinh để trị bệnh thì các mẹ khá lo lắng có nên tiêm phòng cho trẻ lúc này được không.
Theo các chuyên gia y tế, quyết định có nên hay không nên tiêm vắc xin khi đang uống thuốc phụ thuộc vào :
- Loại vắc xin.
- Thuốc đang sử dụng.
Đa số những loại thuốc thông thường để trị ho, sốt, cảm cúm,…thường không ảnh hưởng gì khi tiêm vắc xin. Trẻ vẫn nên tiêm vắc xin theo lịch trình.
Tuy nhiên, với một số loại thuốc như steroid, kháng sinh và các thuốc để điều trị ung thư, liên quan đến hệ miễn dịch thì trẻ chờ đợi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Thuốc kháng sinh không can thiệp vào thành phần và hiệu quả vắc xin nên vẫn có thể được. Nhưng nếu đang uống thuốc này mà tiêm vắc xin thì bác sĩ sẽ khó nhận ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng (sốt, tiêu chảy nhẹ,…) sau khi tiêm là do thuốc hay là do vắc xin.
Thuốc kháng virus như tamiflu có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Những loại thuốc khác đang làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Nếu tiêm vắc xin lúc này, virus có thể kích hoạt gây bệnh.
Nhỡ cho trẻ uống kháng sinh quá liều
Việc cho trẻ uống thuốc quá liều là nằm ngoài ý muốn, vì 1 lý do bất kỳ nào mà mẹ lỡ tay cho trẻ uống quá liều kháng sinh thì dẫn đến các hậu quả khó lương như sau :
Loạn khuẩn hoành hành
Loạn khuẩn là tác dụng phụ thường gặp nhất khi trẻ dùng thuốc vượt mức cho phép. Khi uống thuốc quá liều, các vi khuẩn lành tính trong đường ruột sẽ dần bị tiêu diệt, dẫn đến tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn men thường xuyên hơn. Ngược lại, các vi khuẩn có khả năng kháng thuốc sẽ dần chiếm chỗ, dẫn đến việc lờn thuốc.
Khi gặp những vi khuẩn mạnh hơn, trẻ có thể bị nguy hiểm tính mạng bởi hiện tại tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với tốc độ tìm ra thuốc kháng sinh mới của con người.
Gây viêm ruột
Nếu sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, trẻ nhỏ có thể bị tổn thương đường ruột. Con của bạn sẽ có các triệu chứng như đau dạ dày và viêm ruột. Để tránh vấn đề sức khỏe nghiêm trọng này, các bà mẹ cần thận trọng trong việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ và liều lượng cũng như thời gian sử dụng cụ thể.
Mất cân bằng sinh học bình thường của cơ thể
Đó chính là hiện tượng mất cân bằng sinh học của đường ruột. Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời cũng làm các lợi khuẩn đường ruột cũng bị tiêu diệt, do đó làm giảm sức đề kháng của các chức năng cơ thể của trẻ lâu dài. Đây là một trong những nguy hiểm lớn nhất của thuốc kháng sinh đến trẻ.
Gây tiêu chảy
Do tác động của thuốc kháng sinh đến đường ruột làm mất nhiều lợi khuẩn và đảo lộn sinh học cơ thể, cơ thể trẻ sẽ không hoạt động bình thường. Và tiêu chảy là hiện tượng phổ biến nhất cho biết đường ruột của trẻ nhỏ bị tổn thương lớn. Uống kháng sinh cùng vitamin là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này.
Gây dị ứng
Tuy là loại thuốc được sử dụng phổ biến tuy nhiên vẫn có một số trẻ bị dị ứng khi uống thuốc kháng sinh như penicillin. Điều này nhắc nhở bạn cần có sổ tay theo dõi để thông báo cho bác sĩ những triệu chứng khi trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Uống kháng sinh quá liều, lợi bất cập hại, chính vì vậy để tránh những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ về lâu dài.
Xem thêm thông tin: rơ lưỡi cho trẻ em bằng nước muối >> http://tybachthao.com.vn/ro-luoi-cho-tre-so-sinh-bang-nuoc-muoi-sinh-ly/
Hy vọng với các thông tin chia sẻ trên giúp ích cho các mẹ hiểu rõ hơn về trẻ uống kháng sinh nóng phát ban nhé[content_block id=649]