HomeChia Sẻ Kiến Thức

Khi nào trẻ sơ sinh mở hết mắt?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Lần đầu đảm nhiệm “thiên chức” làm mẹ, hẳn rằng các chị em phụ nữ chúng ta còn lúng túng trong việc trang bị những kiến thức cần thiết và một vài thắc mắc nhỏ cũng theo đó mà hình thành. Chẳng hạn như: Khi nào trẻ sơ sinh mở hết mắt? Sự phát triển của đôi mắt trẻ sơ sinh là như thế nào? Mẹo vặt để trẻ sơ sinh có đôi mắt tốt và thị lực khỏe là gì? Đừng quá lo lắng! Hãy để chúng tôi làm chuyên gia tư vấn và giải đáp cho bạn những thắc mắc ấy ngay dưới đây nhé![content_block id=655]

khi-nao-tre-so-sinh-mo-het-mat
Khi nào trẻ sơ sinh mở hết mắt?

1. Sự thật về đôi mắt của trẻ khi vừa lọt lòng

Không ít người thường thắc mắc: Khi sinh ra trẻ có mở mắt được không? Thật ra, chỉ vài phút sau khi chào đời thì trẻ đều có thể mở mắt và nhìn quanh quẩn, tuy nhiên tầm nhìn khá hẹp. Ánh sáng xung quanh là yếu tố khiến cho mắt trẻ sơ sinh không thể mở lâu và hầu hết là trong trạng thái “ngủ”, vì thế các bà mẹ thường cho rằng trẻ sơ sinh khi lọt lòng thì chưa thể mở mắt.

Lúc mới lọt lòng thì đôi mắt của trẻ thường thiếu sự tập trung, không thể nhìn thẳng mà phải nhìn nghiêng sang một bên. Và tình trạng này thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng kế tiếp đó. Để có thể tăng cường sự linh hoạt của đôi mắt, bác sĩ thường khuyến khích các bà mẹ của chúng ta năng bế bé theo hướng thẳng đứng để mắt có thể mở và nhìn được nhiều hơn.

2. Tiến trình phát triển tầm nhìn của đôi mắt trẻ sơ sinh

Khi sinh ra trẻ đã có thể mở mắt và mức độ thị lực sẽ được phát triển qua từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể:

Tháng đầu tiên:

Trong tháng đầu tiên, phần lớn đôi mắt của trẻ sơ sinh luôn nhắm, nguyên nhân là bởi vì trẻ đã có một thời gian dài ở trong tử cung của mẹ và đã quen với bóng tối đó. Bạn có thể để ý rằng khi sinh chị em thường nằm trong những buồng tối và kín, một phần là bảo vệ sức khỏe của sản phụ và phần khác là giúp cho đôi mắt của trẻ có thể dần thích nghi với ánh sáng của môi trường bên ngoài hơn.

Khi đặt trẻ trong buồng tối thì trẻ sẻ mở mắt rất to và rõ, nhưng khi ở những nơi sáng thì trẻ sẽ nheo mắt và không thể mở được, tất cả là do chưa thích nghi với ánh sáng bên ngoài. Khoảng 2 tuần sau đó thì bạn sẽ thấy mắt trẻ mở rõ cả khi ở ánh sáng chói, tuy nhiên các bà mẹ cũng nên chú ý không nên để trẻ tiếp xúc với ánh sáng quá mức vì rất dễ gây ảnh hưởng đến thị lực về sau của trẻ.

Tháng thứ 3

Đây là tháng trẻ đã bắt đầu có những cử động cơ thể linh hoạt hơn, vì thế đôi mắt cũng theo đó mà tăng tầm nhìn và độ nhậy. Trẻ có thể nhìn những vật dụng xung quanh và kèm theo những hành động như: vươn mình về hướng đồ vật, tay muốn với lấy đồ vật mà mắt đã nhìn thấy,… Nhưng lúc này, mắt của trẻ vẫn chưa thật sự tốt vì thế các bà mẹ cũng nên hạn chế bật đèn quá sáng và hạn chế thời gian bật đèn đến mức tối thiểu.

Tháng thứ 6

Những tháng trước đó cơ thể trẻ chưa linh hoạt nên chỉ nhìn được vật dụng ở 1 hướng, nhưng đến tháng thứ 6 thì trẻ đã biết lật và xoay rất nhiều hướng vì thế tầm nhìn cũng đa dạng hơn. Thay vì chỉ nhìn được những vật ở trên khi nằm thẳng thì lúc lật trẻ có thể nhìn được tất cả những thứ khác nhau từ mọi phía, cùng với đó là sự hiếu động cầm nắm những thứ mình thích và thậm chí là đưa vào miệng một cách chính xác.

Tháng 7 – tháng 12

Giai đoạn này trẻ không chỉ lật mà có thể bò một cách nhanh chóng đến mọi nơi, khoảng cách của mắt đến đồ vật cũng xa hơn rất nhiều. Trẻ có thể nắm bắt và cầm những đồ vật mình thích một cách chính xác, đây là giai đoạn phát triển rất quan trọng của trẻ về nhận thức thế giới xung quanh, biết cách phối hợp giữa tầm nhìn và chuyển động của cơ thể.

  1. Một số mẹo vặt giúp trẻ có đôi mắt tốt và thị lực khỏe

Khi mang thai

Để trẻ sinh ra có một đôi mắt sáng và khỏe thì các mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể được tư vấn sử dụng những món đồ ăn làm tăng lượng hemoglobin, vitamin A nhằm giúp cho trẻ có đôi mắt sáng ngay từ trong bụng mẹ.

Môt số loại thực phẩm mà chúng tôi gợi ý cho bạn như: gan động vật, lòng đỏ trứng, sữa, dầu gan cá tuyết, cà rốt, táo, cà chua, các loại rau xanh và trái cây khô,… Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà các mẹ nên biết mình nên ăn những thực phẩm nào nhiều và tốt hơn.

Sau khi sinh

Chị em có thể sử dụng những độ chơi có độ tương phản về màu sắc cao và đặt cách trẻ khoảng 30 cm, chỉ sử dụng ánh sáng mở để tránh ảnh hưởng đến mắt, sau đó quan sát khuôn mặt và độ linh hoạt của đôi mắt trẻ.

Từ tháng thứ 3 trở đi chị em có thể sử dụng những loại đồ chơi đơn giản và có sự chuyển động nhẹ để mắt trẻ có thể tăng cường sự vận động sang nhiều hướng khác nhau, kích thích sự tò mò và hiếu động của trẻ. Liên tục thay đổi đồ chơi với các hình dạng và màu sắc khác nhau nhằm giúp trẻ có thể tăng cường thị lực, phát triển trí nào hình thành nên những nhận thức mới về thế giới bên ngoài.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc: Khi nào trẻ sơ sinh mở hết mắt và một vài thông tin bổ ích liên quan cho những bà mẹ lần đầu mang thai. Mong rằng bài viết này sẽ giúp chị em sẽ có những kiến thức bổ ích và có thể chăm sóc thiên thần nhỏ của mình một cách tốt nhất.[content_block id=657]

5 (100%) 2 votes

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *