Việc trẻ sốt mà cơ thể nóng là điều bình thường và thường gặp, nhưng đôi khi trẻ sốt lại có hiện tượng đầu nóng nhưng chân tay thì lạnh. Điều này làm cho các mẹ lo lắng không biết nguyên nhân vì sao và cách xử lí như thế nào? Hơn nữa, nếu tình trạng sốt này kéo dài mà không xử lí kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc cho các mẹ: Trẻ sốt 38 độ tay chân lạnh đầu nóng kéo dài – mẹ phải làm sao?
Nguyên nhân khiến trẻ sốt đầu nóng nhưng chân tay lạnh
Sốt là tình trạng khá phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng và sẽ trải qua, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Hiện nay, ở một số trẻ khi sốt lại có hiện tượng đầu nóng nhưng chân tay thì lạnh. Theo các bác sĩ, việc sốt chân tay lạnh đầu nóng là do rối loạn vận mạch. Việc này xảy ra do 2 nguyên nhân sau:
– Sốt chân tay lạnh đầu nóng do nhiễm trùng: Có rất nhiều loại siêu vi trùng gây nên sốt chân tay lạnh ở trẻ em như siêu vi gây bệnh tay chân miệng, cảm cúm, thủy đậu,… Ngoài ra bé sốt chân tay lạnh cũng có thể do nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, thương hàn, kiết lị…
– Sốt chân tay lạnh đầu nóng không phải do nhiễm trùng: Việc mọc răng, mặc quá nhiều quần áo, cảm nắng hay tiêm chủng cũng có thể làm trẻ bị sốt chân tay lạnh. Những trường hợp này mẹ không cần quá lo lắng vì bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày chăm sóc đúng cách.
Trẻ sốt 38 độ chân tay lạnh đầu nóng kéo dài có nguy hiểm không?
Hiện tượng sốt chân tay lạnh nhưng đầu nóng làm cho trẻ mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ. Tuy nhiên, nó cũng có lợi là làm cho thân nhiệt của trẻ được hạ xuống, giúp việc hạ sốt nhanh chóng. Các mẹ có thể nhận biết trẻ sốt đầu nóng chân tay lạnh bằng việc trẻ có biểu hiện má ửng hồng hơn bình thường, cử chỉ lừ đừ, quấy khóc, khi sờ vào trán, nách thì nóng nhưng sờ vào tay chân thì lại lạnh.
Theo các chuyên gia, không phải lúc nào trẻ sốt cũng gây nguy hiểm. Đôi khi trẻ sốt là dấu hiệu tốt do phản ứng của cơ thể chống chọi lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Quá trình này sẽ tạo ra năng lượng làm cho nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên gây nóng sốt. Ở trẻ, sốt 38 độ được gọi là sốt nhẹ, mẹ không nên quá lo lắng mà cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Sốt sẽ tự khỏi nếu đươc chăm sóc và duy chế độ ăn uống hợp lí.
Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt 38 độ chân tay lạnh đầu nóng nhưng kéo dài thì các bậc phụ huynh cũng không nên xem nhẹ, chủ quan. Trường hợp này đòi hỏi sự can thiệp của thuốc kháng sinh, tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các phòng khám có uy tín để khám, chữa bệnh kịp thời.
Nếu để tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn tới co giật gây tổn thương não, hệ vận động của trẻ, đôi khi còn có thể gây tử vong.
Cách xử lí khi trẻ sốt đầu nóng nhưng chân tay lạnh
Nếu trẻ sốt mà chân tay lạnh thì các mẹ cũng tuyệt đối không nên đắp mền, chăn cho trẻ. Việc đắp chăn sẽ làm cho nhiệt không thể thoát ra ngoài được gây sốt cao dẫn đến hiện tượng co giật ở trẻ. Bên cạnh đó cũng không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo mà hãy cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nên cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, tránh những nơi gió quá mạnh hay nắng nóng.
Dùng khăn nhúng nước ấm lau vào trán, bẹn, nách, bàn tay, bàn chân của trẻ. Lau nhiều vào tay và chân để giảm lạnh ở những vùng này. Đặc biệt không dùng nước lạnh lau cho bé vì lúc này nhiệt độ cơ thể đang cao nếu gặp lạnh đột ngột sẽ là làm cho làm da mỏng manh của bé bị bỏng và có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp. Không được cho rượu, giấm, cồn pha với nước cho bé tắm.
Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C. Tuyệt đối không được kết hợp các loại thuốc lại với nhau cũng như cho con uống thuốc quá liều lượng cho phép. Nếu trẻ sốt dưới 38 độ nhưng kéo dài thì tốt nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để tránh hậu quả ngoài ý muốn.
Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung Oresol để tránh mất nước. Đồng thời thường xuyên cho trẻ uống nước ép trái cây cũng như kết hợp cho trẻ ăn uống điều độ, giàu chất dinh dưỡng, hạn chế những thức ăn gây nóng, khó tiêu.
Không nên áp dụng các bài thuốc dân gian cho trẻ nhỏ nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ. Vì hiện nay, rất nhiều mẹ tự ý áp dụng bài thuốc dân gian cho trẻ không những không giúp trẻ giảm bệnh mà còn làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ cũng như kiểm tra chân tay trẻ có còn lạnh hay không. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng vẫn không suy giảm thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc, hạ sốt đúng cách.
5 điều bố mẹ cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt
Có một số điều sai lầm mà nhiều bậc phụ huynh vẫn còn áp dụng khi chăm sóc trẻ bị sốt. Việc này không chỉ khiến bé không hết sốt mà còn có thể sinh ra những tình trạng nguy hiểm cho trẻ. Vì thế bạn cần tránh những hành động sau:
– Uống thuốc hạ sốt quá sớm:
Khi trẻ sốt bố mẹ cần đo thân nhiệt cho bé chính xác nhất là đo ở nách. Nếu nhiệt độ dưới 38.5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo cho trẻ và cho trẻ ăn uống điều độ kèm theo cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Đối với trẻ quá nhỏ chưa ăn được chỉ cần cho bé bú bình thường và thường xuyên. Chỉ nên cho trẻ uống thuốc khi trẻ sốt trên 38.5 độ hoặc khi bác sĩ chỉ định dùng thuốc hạ sốt.
– Lạm dụng thuốc động kinh:
Nhiều bố mẹ khi thấy trẻ sốt, co giật thì xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, an thần để đề phòng. Tuy nhiên, trên thực tế thuốc động kinh không thể giúp trẻ giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Trong trường hợp này mẹ nên bế nghiêng trẻ, giữ đầu thẳng để đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc và không nên vuốt ngực trẻ.
– Uống xen kẽ các loại thuốc hạ sốt:
Hiện nay trên thị trường có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel. Tuy nhiên, nếu trường hợp cần dùng thuốc hạ sốt thì tốt nhất mẹ nên cho trẻ uống paracetamol vì có thể lúc này chưa xác định được bé có bị sốt xuất huyết không. Việc dùng ibuprofel có thể làm cho sốt xuất huyết nặng hơn. Tuyệt đối không nên kết hợp hai loại thuốc này với nhau cũng như là uống xen kẽ vì liều dùng của hai loại này khác nhau nếu không cẩn thận sẽ gây ra tác dụng phụ gây nguy hiểm cho trẻ.
– Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt:
Trong trường hợp trẻ sốt bố mẹ không nên chường lạnh, thoa dầu hay dán miếng hạ sốt cho trẻ. Những trường hợp này có thể trong 1 giờ đầu trẻ hạ sốt nhanh hơn nhưng sau đó sẽ sốt lại. Bên cạnh đó, do da trẻ còn khá non yếu và mỏng manh nên việc thoa dầu hay dán miếng hạ sốt sẽ làm hại da trẻ.
– Tự chia liều hạ sốt nhét hậu môn:
Một số trẻ bị sốt nếu không uống được thuốc, hay nôn ói thì có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách nhét thuốc vào hậu môn. Việc nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn cũng có tác dụng tương đương với việc uống. Tuy nhiên, tùy vào trọng lượng cơ thể trẻ mà bố mẹ nên nhét lượng thuốc phù hợp vì khả năng bị ngộ độc do đường đặt cao hơn đường uống rất nhiều.
Như vậy, bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các mẹ về nguyên nhân và cách xử lí khi trẻ bị sốt đầu nóng, chân tay lạnh. Nếu áp dụng những cách trên mà trẻ vẫn không có dấu hiệu suy giảm thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chăm sóc kịp thời và phù hợp với tình trạng sức khỏe trẻ.