Việc xác định tư thế nằm ngủ đúng cho trẻ giúp bạn yên tâm với sự phát triển an toàn của con mình. Nhiều bà mẹ khi có con nhỏ lần đầu thường lúng túng không biết trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng đầu bên, tư thế nào là đúng. Rất cần thiết để các ông bố bà mẹ hiểu rõ về vấn đề này, vì nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe xương khớp và một số tình trạng khác trong cơ thể bé. Hãy cùng tìm hiểu xem sao nhé.
Nguyên tắc chăm sóc tư thế nằm ngủ của trẻ
Theo khảo sát, các tai nạn của trẻ sơ sinh xảy ra nhiều nhất khi bé đang ngủ. Đặc biệt, tư thế ngủ của trẻ ảnh hưởng lớn đến điều này. Nếu muốn đảm bảo an toàn giấc ngủ cho con, các ông bố, bà mẹ phải chú ý đến những nguyên tắc cần thiết nhất. Bạn cần lưu ý:
1. Không nên đặt bé nằm sấp
Nằm sấp khiến bụng của trẻ áp xuống giường, hàm trẻ chịu áp lực nặng của cơ thể gây ra tình trạng hít thở khó khăn. Đó là vì luồng không khí đi vào phổi bị giảm đi đáng kể. Chưa hết, khi bé nằm sấp thì dễ dẫn đến nguy cơ úp mặt vào gối hay đệm. Nếu giữa đêm bố mẹ ngủ say không để ý thì thật khó nói đến hậu quả.
2. Cho trẻ ngủ chung phòng nhưng không chung giường
Đối với các em bé sơ sinh, cho đến trước khi bé được 2 tuổi thì bố mẹ chưa nên tách riêng phòng nếu không có gì đặc biệt được yêu cầu. Ngủ chung phòng giúp bố mẹ quan sát con dễ dàng, kịp thời can thiệp những sự cố bất thường có thể xảy ra khi bé đang ngủ.
Tuy vậy, ngủ chung giường lại là điều nên hạn chế. Lý do là vì khi ngủ say, bạn đôi khi không kiểm soát được tư thế của chính mình. Nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra vì các bà mẹ lúc ngủ say nằm đè lên trẻ hoặc để bé bú ban đêm gây ngạt thở. Vì thế hãy cho bé ngủ ngay bên cạnh, trong tầm với của bạn nhưng đừng chia sẻ giường với con.
3. Tốt nhất nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, thường xuyên quan sát, kiểm tra
Các chuyên gia đã khuyến khích bố mẹ nên cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi nằm ngửa trong đa phần thời gian ngủ của trẻ. Tư thế này giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn và giảm tối đa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nằm ngửa trên một chiếc gối vừa phải cũng làm hạn chế các nguy cơ về vấn đề xương khớp.
Nếu trẻ thường có thói quen nằm sấp hay nghiêng quá nhiều, bố mẹ nên chú ý để điều chỉnh cho con. Vì trẻ sơ sinh chưa ý thức được tư thế của mình nên hầu hết vẫn do phụ huynh chăm sóc từng chi tiết.
Các tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có ba tư thế nằm phổ biến là nằm ngửa, nằm sấp và nằm nghiêng. Mỗi tư thế ngủ đều có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng chắc chắn bạn sẽ muốn biết đâu là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Chúng ta sẽ phân tích lần lượt nhé.
Nằm ngửa
Đây được xem là tư thế giúp trẻ duy trì giấc ngủ ngon mà có thể khiến bố mẹ yên tâm về sự an toàn cho con hơn cả.
Ưu điểm:
Khi nằm ngửa, các cơ trên người trẻ được thả lỏng ở trạng thái thoải mái nhất. Bên cạnh đó, những bộ phận quan trọng như tim, hệ tiêu hóa cũng không bị chèn ép. Ngoài ra, nếu đặt trẻ nằm ngủ ngửa thì bố mẹ sẽ dễ dàng quan sát những thay đổi nếu có xảy ra đối với con nhỏ để kịp thời xử lý.
Chân tay bé di chuyển tự do, không bị kẹp hay đè nén dưới thân, máu huyết lưu thông tốt. Nằm ngửa cũng giúp hạn chế tình trạng trẻ bị ngạt thở, nghẹt mũi.
Nhược điểm:
Nằm ngửa liên tục khi ngủ giấc dài có thể khiến đầu bé bị bẹt. Nguyên nhân là bởi hộp sọ của trẻ chưa được hoàn thiện.
Hơn nữa, em bé có thể bị nôn trớ hay sặc nếu nằm ngửa sau khi ăn hay bú sữa. Vì thực phẩm tập trung ở cổ họng, chưa kịp tiêu hóa hết ở dạ dày nên trẻ có thể bị nghẹt thở nếu không được phát hiện kịp thời.
Nằm sấp
Như nhiều người đã biết, nằm sấp không được khuyến khích đối với giấc ngủ của em bé sơ sinh và các trẻ nhỏ nói chung. Nhưng hóa ra nó cũng có một vài lợi ích nhất định.
Ưu điểm:
Những em bé chưa đầy 1 tháng tuổi khi ngủ sấp có thể phát triển tốt về ngực và phổi. Đây cũng là tư thế quen thuộc của thai nhi trong tử cung. Nằm sấp cũng giúp giảm nguy cơ biến dạng đầu của trẻ.
Nhược điểm:
Ngủ sấp khiến tay chân của em bé không được cử động thoải mái, thường xuyên gặp vấn đề về sự lưu thông máu. Bên cạnh đó, nằm sấp nhiều liên tục dẫn đến hiện tượng nóng, nổi mẩn đỏ trên da.
Nằm nghiêng
Nhiều trẻ có thói quen nằm nghiêng về bên phải hoặc bên trái. Thực chất ngủ nghiêng cũng có một số điều lợi và hại mà bạn nên cân nhắc khi cho trẻ nằm.
Ưu điểm:
Ngủ nghiêng là tư thế tốt nhất để chống nguy cơ trẻ bị trớ, sặc sữa hay ngạt thở. Đồng thời, trẻ nằm nghiêng ít bị áp lực lên vùng ngực, hạn chế nguy cơ các bệnh lý về tim mạch.
Sau khi ăn hoặc uống sữa được một lát, tư thế nằm nghiêng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn hẳn so với các tư thế còn lại.
Nhược điểm:
Theo quan sát thực tế dễ thấy, nằm nghiêng dễ bị đổi thành nằm sấp trong lúc trẻ ngủ say. Lúc đó, trẻ lại phải đối mặt với các khó khăn như đã phân tích ở phần trên.
Ngoài ra, nằm nghiêng trong thời gian dài khiến khuôn mặt của bé rơi vào tình trạng phát triển bất đối xứng. Vì thế bố mẹ nên thường xuyên đổi bên nghiêng của trẻ để cân bằng lại sự phát triển tự nhiên.
Các lưu ý khi chăm sóc giấc ngủ cho bé
Nhiều bố mẹ còn thắc mắc về các yếu tố liên quan đến việc bảo vệ giấc ngủ ngon và an toàn cho bé. Cụ thể như sau:
Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ điều hòa không ?
Những ngày hè nóng nực, người lớn ai cũng mong được về phòng để đánh một giấc thật thư giãn dưới hơi mát rượi của chiếc điều hòa. Nhưng có nên cho trẻ sơ sinh ngủ điều hòa không thì không phải ai cũng biết câu trả lời.
Thực tế, bạn có thể cho trẻ nằm điều hòa để làm mát thân nhiệt. Tuy nhiên hãy để ý, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Nên quan sát tình trạng cơ thể bé, nếu thấy trẻ ngủ ngon, không bị lạnh quá là ổn. Bên cạnh đó, thời gian nằm điều hòa không nên quá lâu và hướng gió phải bật lên ngang với điều hòa để trẻ không bị nhiễm lạnh.
Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ nằm võng không?
Trẻ sơ sinh có khung xương còn yếu, chưa được phát triển hoàn thiện và cột sống vẫn còn là một đường thẳng. Do đó nếu cho bé nằm võng sẽ không tốt cho cột sống và lồng ngực. Mặt khác, các hệ lụy kéo theo là làm biến đổi hoạt động của các cơ quan như tim, phổi, khiến trẻ bị khó thở.
Quan trọng hơn, những chấn động do rung lắc mạnh làm ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển của hệ thần kinh trẻ. Các tổn thương này khiến cho trẻ chậm bieert và rối loạn kỹ năng định hướng và nhận thức.
Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ nằm gối không?
Những bé trong độ tuổi từ 0 đến 1 thường không được khuyến khích nằm gối khi ngủ. Bạn có thể lót một lớp khăn êm thật mỏng thay vì gối cao. Nằm gối lâu ngày khiến bé dễ mắc bệnh cong vẹo cột sống và ảnh hưởng đến thần kinh hoặc khiến đầu bị méo.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm ngủ ghế rung không?
Tốt nhất, bố mẹ nên cho bé ngủ giường để đảm bảo an toàn và sự phát triển. Ghế rung không phải là một giải pháp tốt cho giấc ngủ của trẻ. Vật dụng này với chế độ rung lắc dễ gây tổn thương não do sang chấn. Hơn nữa bé không thể tự ru ngủ mà phải phụ thuộc vào vật hỗ trợ nên giấc ngủ không sâu.
Trẻ sơ sinh ngủ quạt hướng nào?
Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi nên hạn chế nằm quạt điện. Trong một số trường hợp, nếu cần thiết thì bạn có thể dùng quạt cho bé nhưng phải chú ý hướng gió. Theo các chuyên gia, bố mẹ tuyệt đối không để quạt thổi thẳng vào hướng mũi của bé vì như thế dễ gây ngạt thở hoặc các bệnh lý về hô hấp.
Bạn có thể để quạt ở mức độ nhẹ, theo hướng từ đầu thổi xuống chân bé hoặc nghiêng theo vai. Ngoài ra, nên để quạt quay quanh phòng để tránh hơi quá ngạt. Quạt cũng phải được vệ sinh thường xuyên để hạn chế bụi bẩn làm bé sinh bệnh.
Trẻ sơ sinh nên ngủ mấy giờ?
Ngủ là hoạt động chính của trẻ sơ sinh, ngoài việc bú sữa mẹ. Bố mẹ thấy trẻ ngủ nhiều không cần quá lo lắng vì đó là vấn đề bình thường. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ khoảng 13 – 16 tiếng mỗi ngày để đảm bảo phát triển tự nhiên nhất. Giấc ngủ ngon giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, trí não tốt.
Hãy bảo vệ giấc ngủ con yêu theo chỉ tiêu khoa học mẹ nhé. Đối với trẻ trong độ tuổi 1 tuần thì cả ngày và đêm cần ngủ đủ 16 tiếng. Con số này giảm dần cho đến khi bé đủ 12 tháng thì thời gian cần thiết là 13 tiếng.
Trẻ sơ sinh nằm nghiêng 1 bên bị méo thì phải làm sao?
Nằm nghiêng 1 bên trong thời gian liên tục và lâu dài thì tình trạng bị méo đầu là khó tránh khỏi. Khi đó, bố mẹ cũng nên bình tĩnh để áp dụng mẹo hay để cải thiện tình hình. Hộp sọ của trẻ sơ sinh còn yếu mềm, có thể uốn lại được nên bạn có thể lợi dụng điểm này để cứu vãn vấn đề đầu bé bị méo.
Bạn hãy dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng đầu em bé theo hướng tròn hơn. Xoa thật nhẹ để tránh ảnh hưởng đến não bộ. Bên cạnh đó, cần thay đổi hướng nằm ngủ của bé thường xuyên để đầu không bị lệch hẳn về một bên. Dùng gối lõm, thấp và thật mềm cũng là cách để giữ đầu bé tròn, không bị bẹp.
Bạn đã biết được trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng đầu bên, tư thế thế nào là đúng. Bên cạnh đó, bài viết cũng cung cấp một số thông tin cần thiết giúp các bậc phụ huynh chăm sóc giấc ngủ con yêu. Chúc bạn vận dụng thành công và nuôi con vui khỏe nhé.