HomeChăm Sóc

Nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Khi một đứa trẻ vừa chào đời, sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Hình ảnh đứa trẻ nằm trong vòng tay của mẹ bú từng ngụm sữa ngon lành thật đẹp. Nhưng các mẹ cũng cần lưu ý không phải tư thế nào cho con bú cũng được, nếu làm sai cách sẽ khiến trẻ nôn trớ, khó chịu. Vậy đâu là tư thế cho con bú đúng cách và an toàn nhất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi dưới đây nhé.

nen-cho-tre-so-sinh-bu-nam-hay-ngoi
Nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay ngồi?

Nên cho trẻ sơ sinh bú nằm hay bú ngồi?

Đây được xem là hai tư thế thường được các bà mẹ áp dụng khi cho con bú. Nhưng đâu mới là tư thế tốt cho con?

Theo như lời khuyên của bác sĩ dành cho các bà mẹ thì không nên cho con bú nằm. Bởi khi mới sinh hoặc trẻ vẫn còn trong giai đoạn bú mẹ, thực quản của con lúc này chưa có tuyến niêm dịch, các cơ quan chưa phát triển đầy đủ, kích thước dạ dày còn nhỏ. Nếu để trẻ bú ở tư thế nằm ngang thì lỗ tâm vị của dạ dày không khép kín sẽ khiến trẻ rất dễ bị nôn trớ khi bú.

Không chỉ vậy, việc nút sữa của bé khi đang bú trong tư thế nằm sẽ vô cùng khó khăn. Nếu sữa không dễ dàng xuống dạ dày nó sẽ di chuyển ngược lại thực quản và chuyện bé bị trớ ra ngoài là hiển nhiên.

Nếu để bé trớ khi bú sữa có thể gây sặc cho bé. Điều này rất nguy hiểm, nhất là với những bé mới sinh, còn non yếu. Khi sữa trớ chảy ra ngoài lúc bé nằm có thể chảy vào tai bé, đọng lại lâu ngày gây viêm tai. Việc này không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác: bé bị sốt, ảnh hưởng đến thính lực của bé.

Việc cho bé nằm khi bú sẽ tạo thói quen không tốt cho bé về sau, khi ngủ bé sẽ cứ nằm một bên. Trong khi đó, khung xương đầu của bé vẫn còn rất yếu, các khớp xương sọ của bé còn chưa hoàn toàn liền với nhau. Vì thế, nằm nghiêng về một bên thường xuyên sẽ khiến đầu bé bị méo.

Chính vì vậy, tư thế ngồi được xem là tư thế tốt nhất khi cho con bú, vừa tạo sự thoải mái mà không gây ra những việc ngoài ý muốn ở trẻ.

Trường hợp bắt buộc phải cho trẻ bú nằm

Mặc dù bú nằm không được các bác sĩ khuyến khích nhưng nếu mẹ rơi vào trường hợp sinh mổ, sinh non hoặc do một số bệnh lý nào đó không thể cho con bú ngồi thì việc cho bé bú nằm là điều khó tránh khỏi. Bởi khi đó, cơ thể của mẹ còn yếu, vết mổ chưa liền nên mẹ không thể ngồi dậy, việc ẵm bồng bé cho bé có thể đè lên vết mổ.

Nếu các mẹ có rơi vào trường hợp buộc phải cho bé bú nằm, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của cán bộ y tế hoặc người nhà để bé có thể bú mẹ ở thế nằm thuận lợi nhất. Bởi nếu cho bé bú nằm không đúng cách, có thể khiến bé nuốt phải một lượng lớn không khí. Mà lượng khí này nếu vào dạ dày sẽ dễ gây trớ, nếu tiếp tục xuống ruột có thể khiến trẻ khó chịu, đau bụng.

Bên cạnh đó, người mẹ cho con bú ngồi trong điều kiện cơ thể không được khỏe hoàn toàn thì thường hay bị mỏi. Mẹ có thể nghỉ lưng một lát, vừa cho con bú. Nhưng không nên kéo dài việc cho bú nằm khi trẻ còn quá nhỏ.

Tư thế tốt nhất để mẹ cho trẻ bú

Để cho bé bú trong tư thế tốt nhất các mẹ cần phải ngồi thoải mái trên ghế, nếu trường hợp sức khỏe của mẹ yếu thì có thể nằm trên giường cho bé nằm nghiêng bên cạnh. Nhưng nếu được, bạn nên hạn chế tối đa ở tư thế nằm vì lúc này Eustache của bé chưa hoàn chỉnh, nếu bú ở tư thế nằm nghiêng sữa dễ qua vòi này và gây viêm tai giữa cho trẻ.

Khi cho bé bú, hãy hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng cả bầu vú về phía miệng bé. Mẹ dùng núm vú chạm nhẹ vào miệng bé để kích thích phản xạ tìm vú và chờ bé há to miệng thì đưa núm vú vào.

Hướng môi dưới bé nằm dưới núm vú, điều này giúp cằm bé chạm sát vào bầu vú và lưỡi bé nằm ngay dưới phần vú có chứa các xoang sữa, cũng như giúp núm vú chạm sát vào vòm hầu của bé kích thích phản xạ mút.

Cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ

Cho con bú cũng là một điều vô cùng quan trọng trong việc làm mẹ của mỗi người. Nếu bạn thực hiện sai cách sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Khi cho con bú mẹ nên cho con bú theo tư thế mà cả mẹ và bé đầu cảm thấy thoải mái.

Tư thế ngồi: Khi cho bé bú các mẹ phải chọn tư thế ngồi cảm thấy thoải mái nhất, phải có điểm tựa phía sau để tránh đau mỏi lưng giúp bé được bú lâu hơn. Khi cho con bú các mẹ cũng nên kê cho bé một cái gối nhỏ ở dưới để cố bé hoặc dùng tay đở cổ để bé có điểm tựa khi bú giúp cho bé thoải mái.

Tư thế nằm: đối với tư thế này khi cho con bú các mẹ hãy đặt bé nằm cạnh mẹ tay mẹ đặt dưới gáy bé để nâng bé lên và giúp bé có điểm tựa, đầu gối của mẹ co lên vì trong tư thế này mẹ sẽ không thể lăn về phía con nếu có lỡ ngủ say.

Khi miệng bé đã chạm đầu sữa và bú thì nên cho bé ngậm sâu một chút để bé bú dễ dàng hơn mà không bị tụt ra khỏi miệng. Nếu các mẹ thấy bé bú nhanh quá thì nên ngưng cho bé bú một lúc để bé không bị sặc sữa.

Các động tác khi cho bé bú: trước khi cho con bú mẹ cần vệ sinh sạch sẽ núm vú và bầu vú của mình bằng cách lau nhẹ bằng khăn rồi dùng ngón tay trỏ và tay cái của mình để giữ phần gần núm vú. Do trẻ còn nhỏ nên khá bị động trong vấn đề này nên mẹ phải chủ động đưa núm vú của mình vào miệng trẻ để kích thích phản xạ của trẻ. Khi đã tiếp nhận được phần núm vú bé sẽ há miệng và bú.

Tần suất cho trẻ bú được chuyên gia tư vấn

Sau khi sinh nên cho bé bú càng sớm càng tốt, vì làm như vậy sẽ kích thích giúp mau lên sữa cũng như bé được hưởng dòng sữa non quý báu. Hãy cho bé bú theo nhu cầu, bất kỳ khi nào bé đói và đòi bú, không cần thiết theo giờ giấc nhất định và cũng không giới hạn thời gian cho mỗi lần bú.

Vì cơ thể trẻ mới sinh còn bé nên lượng sữa mỗi lần bé bú chưa nhiều, do đó số lần cho bé bú một ngày là khá nhiều. Đối với trẻ sơ sinh thì khoảng 2 tiếng bú một lần, số lần bú khoảng 8 – 10 lần/ ngày. Khi bé được 2 – 3 tháng tuổi thì thường 3 – 4 tiếng lại cho bú một lần. Trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi thường bú no say vào tối trước khi ngủ.

Một số điều cần lưu ý khi cho trẻ bú sữa mẹ

– Sau khi sinh người phụ nữ sẽ tốn rất nhiều sức, cơ thể rất mệt nhưng các mẹ hãy cố gắng cho bé bú trong vòng nữa giờ đầu ngày sau khi sinh nhé. Vì đó là nguồn sữa non quý giá có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

– Mẹ hãy cho bé bú hết một bên sữa rồi mới chuyển sang bên còn lại để đảm bảo bé bú đủ cả bầu vú. Bởi vì, phần sữa sau chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất béo và năng lượng hơn. Nếu bé chỉ bú phần sữa trước, bé sẽ không được hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đồng thời mẹ còn có nguy cơ bị tắt sữa vì dưỡng chất bị đọng lại trong vú.

– Tuyệt đối, không cho bé nằm bú một phía trong suốt thời gian dài vì xương sọ của bé còn mỏng, các khớp chưa ổn định, nằm lâu có thể khiến trẻ sơ sinh bị móp đầu. Vì vậy, mẹ cần chú ý thay đổi tư thế nằm của bé đều các phía nhé.

Nếu các mẹ vẫn chưa tự tin với việc tự mình cho con bú đúng tư thế thì có thể nhờ đến sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế để yên tâm hơn nhé.

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *