Vặn mình là một biểu hiện sinh lý bình thường hầu hết ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên điều đó vẫn khiến một số không ít bà mẹ lo lắng do không biết nguyên nhân từ đâu và khi nào sẽ hết. Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bà mẹ thông tin khi nào trẻ sơ sinh hết vặn mình?[content_block id=655]
Vặn mình ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Đây được xem là một hiện tượng bình thường và nó thường xuất hiện khi trẻ đã được khoảng 2 – 3 tháng tuổi nhưng đôi lúc cũng sớm hơn khoảng 10 – 15 ngày sau khi sinh. Vặn mình ở trẻ sơ sinh sẽ có vấn đề nếu nó kèm theo các triệu chứng sau:
+ Trẻ khó ngủ hay ngủ ít cả ngày lẫn đêm;
+ Trẻ rất hay quấy khóc vào ban đêm trước hoặc trong khi ngủ;
+ Đổ mồ hôi nhiều, rụng tóc và chậm lên cân trong vòng 3 tháng đầu.
Nguyên nhân dẫn đến vặn mình ở trẻ sơ sinh
Do trẻ bị thiếu vitamin D hoặc do bị còi xương, lúc này cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn;
Trẻ vặn mình cũng có thể do bé không được bú đủ, tã ướt hoặc trời quá nóng hay quá lạnh;
Do trẻ đang cảm thấy mệt: đây là một trong những lý do thường gặp nhất. Trẻ mệt do các tác nhân bên ngoài như thời tiết,… hoặc do sau khi trẻ ăn quá no hay quá đói;
Thể hiện cảm xúc: vặn mình là trong cách để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ trong trẻ thường là: sự tức giận, buồn,… hoặc là không thích thức ăn, mặc quần áo quá chật chội;
Do nôn trớ: nôn trớ là hiện tượng khi thức ăn bị trào ngược ra ngoài, là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và có sự tham gia của cơ bắp ở thực quản. Khi cơ bắp co bóp để thực hiện nhiệm vụ đẩy thức ăn thì trẻ sẽ vặn mình kết hợp với gập mình;
Do chứng ngưng thở tắc nghẽn: khi ngủ, bé sẽ vặn mình và sau đó bỗng giật mình rồi tỉnh giấc, òa khóc. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự tắc nghẽn mãn tính ở đường hô hấp của trẻ sơ sinh. Với trường hợp này cần phải được điều trị sớm bằng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật;
Do thần kinh bị tổn thương: thần kinh trẻ có thể bị tổn thương do áp lực lúc sinh để, đôi khi có thể là do mọc răng làm răng bị ê buốt, đau nhức. Điều đó làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh nối đến với não, cuối cùng dẫn đến vặn mình;
Do chứng bại não: Đây là bệnh thương gây ra một loạt các rối loạn chuyển động cơ, do một phần hay một bộ phận nào đó ở trong não bị tổn thương. Nếu như thấy trẻ không thể kiểm soát được cơ thể khi vặn mình;
Hội chứng Asperger: Hội chứng này cũng được xem là một phần của chứng rối loạn tự kỷ nhưng nó lại ít nghiêm trọng hơn. Trẻ bị chứng này một phần cũng gặp khó khăn trong việc giao tiếp hoặc phi ngôn ngữ, giao tiếp không lời;
Động kinh: Một trong những tình trạng khẩn cấp và cần được cấp cứu ngay lập tức. Trẻ lúc này đang phải trải qua các cơn co thắt rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Đó cũng có thể là dấu hiệu mắc một bệnh thần kinh nào đó.
Trẻ vặn mình đến khi nào thì hết?
+ Trong các trường hợp bình thường không có dấu hiện khác kèm theo thì chỉ khoảng tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 là trẻ sẽ thôi không vặn mình nữa;
+ Trong trường hợp do không đảm bảo về giấc ngủ kéo dài nếu các bà mẹ không thay đổi để bé có nơi ngủ dễ chịu và tốt hơn;
+ Nếu tình trạng thiếu chất, sức khỏe yếu thì tình trạng vặn mình sẽ kéo dài cho đến khi tinh thần, sức khỏe của bé được cải thiện.
Các mẹo điều trị vặn mình ở trẻ sơ sinh
Hầu hết các đứa trẻ sơ sinh nào cũng đã từng trải qua gia đoạn vặn mình, đó là một cách đơn giản để trẻ có thể thư giãn các cơ bắp và khớp xương khi bé phải nằm quá lâu tại một chỗ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng và cách tốt nhất là bổ sung canxi cho bé ở giai đoạn này.
Các bà mẹ nên thường xuyên cho bé tắm nắng lúc sáng sớm để giúp trẻ có thể hấp thu vitamin D. Vitamin này đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa canxi, giúp cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ được canxi hơn.
Hiện nay có rất nhiều bà mẹ Việt vẫn nuôi con theo quan niệm kiêng cữ tránh ánh nắng cho bé khi trẻ còn trong tháng. Việc này nếu diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ nhỏ, dẫn tới trẻ trong tháng đều có hiện tượng vặn mình, khóc đỏ au mắt vì thiếu canxi.
Thời gian tắm nắng hợp lý là từ 10 – 15 phút mỗi lần. Mẹ cần phải cởi bớt quần áo của trẻ để cơ thể hấp thu ánh nắng một cách tốt nhất. Nên cởi từ từ, không nên cởi hết một lần để cơ thể trẻ thích nghi dần dần tránh bị cảm nắng. Sau khi tắm nắng xong các mẹ nên cần phải lấy khăn mềm lau sạch mồ hôi cho bé, sau đó cho trẻ ngồi ở những thoáng mát và mặc quần áo rộng, thoải mái.
Mong với bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bà mẹ có thêm một vài thông tin về việc vặn mình của trẻ nhỏ. Bổ sung thêm vào kinh nghiệm chăm sóc của các mẹ để có thể chăm sóc trẻ của mình tốt hơn và an toàn hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi![content_block id=657]