Tiêm phòng là điều kiện cần thiết để bé luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi tiêm phòng cho bé phụ huynh không nên tắm ngay, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của bé. Vậy đây có phải là ý kiến đúng không nhỉ? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không sau đây nhé.
Trẻ sau khi tiêm phòng có nên tắm không?
Theo các chuyên gia y tế, việc tắm cho bé sau khi tiêm phòng là điều không nên. Bởi lẽ sau khi tiêm, vị trí tiêm sẽ bị hở một vết thương nhỏ nhưng cũng dễ gây viêm nhiễm cho bé. Do đó, nếu để vết thương tiếp xúc ngay với nước có thể sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể bé.
Bên cạnh đó, bạn có đảm bảo được rằng nước sinh hoạt gia đình sạch hoàn toàn? Nếu nước sử dụng không an toàn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé đấy các mẹ ạ. Trong khi cơ thể bé chưa lấy lại được sức khỏe bình thường sau khi tiêm phòng và có thể đang chờ theo dõi các diễn biến thì cẩn thận là trên hết nhé.
Một nguyên nhân nữa khiến bạn không nên tắm cho bé sau khi tiêm phòng là sau khi tiêm bé rất dễ bị sốt do tác dụng phụ của thuốc, điều này sẽ làm bé sốt. Đây là điều khá phổ biến nhưng không phải trẻ nào cũng xuất hiện hiện tượng này sau khi tiêm phòng.
Bởi bé có bị sốt hay không còn tùy thuộc vào loại vắc xin cũng như thể chất của mỗi bé. Thời điểm sốt và khoảng thời gian sốt cũng sẽ khác nhau, có trẻ chỉ sau vài tiếng nhưng cũng có trẻ phải sau vài ngày, thậm chí phải sau 1 – 2 tuần mới bắt đầu sốt. Vì thế bố mẹ hãy quan sát con mình và khi nào thật sự sẵn sàng hẵng tắm cho bé.
Trẻ mới tiêm phòng sau bao lâu mới nên tắm?
Điều này các chuyên gia đã khuyên rằng, sau khi bé mới tiêm phòng thì không nên tắm gội luôn mà tốt nhất nên để qua 1 – 2 ngày mới tắm. Trong thời gian này mẹ có thể giữ vệ sinh cơ thể cho bé bằng cách dùng khăn ấm lau sạch là được. Nếu trường hợp sau 1 ngày thấy trẻ khỏe mạnh lại bình thường, không có dấu hiệu sốt thì có thể cho bé đi tắm luôn không có gì phải đáng ngại.
Mỗi cháu có cơ địa khác nhau và điều kiện sức khỏe không thể nói một cách chắc chắn sau khi tiêm phòng. Do đó tốt nhất vẫn là dựa vào tình trạng của bé mà ứng biến. Tắm cho trẻ cũng không cần quá gấp gáp. Bố mẹ không cần nôn nóng quá nhé.
Nên tắm cho trẻ lúc mấy giờ?
Với câu hỏi này bạn chỉ cần tránh tắm cho trẻ vào sáng sớm và tối khuya là được, bởi trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh cho dù bạn tắm nước ấm đi chăng nữa. Thời điểm được xem là tốt nhất nên tắm cho trẻ trong khoảng từ 8 giờ sáng cho đến 19 giờ chiều, nếu là trẻ sơ sinh thì nên tắm trong khoảng từ 9 giờ đến 16 giờ.
Còn nếu thời điểm là mùa hè, thời gian thích hợp để tắm có thể kéo dài hơn một chút, khoảng 8 giờ sáng đến 9 giờ tối, nhưng với điều kiện phải dùng nước ấm như vậy trẻ sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Một số lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
Khi tiêm phòng cho trẻ bố mẹ cũng cần nắm vững một số lưu ý cần thiết sau đây:
Trước khi cho trẻ tiêm phòng, bố mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khoẻ trước đây và hiện tại của trẻ để nhân viên y tế cân nhắc trước khi tiêm và có thể hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết. Các bậc cha mẹ nên chú ý và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… kéo dài trên 1 ngày.
Sau khi tiêm phòng chỗ tiêm của trẻ có thể bị sưng đỏ, đau. Vấn đề này sẽ thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại nên các mẹ không cần phải lo lắng. Để giải quyết tình trạng này các ông bố bà mẹ có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.
Trong một số trường hợp việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, các phụ huynh cần lưu ý những trường hợp trẻ đang sốt, trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đang bị viêm da mủ hoặc bệnh chàm ngoài da, trẻ đang mắc bệnh mãn tính đang tiến triển như: lao phổi, tràn dịch màn phổi thì không nên cho trẻ tiêm phòng.
Trường hợp trẻ vừa khỏi các bệnh được nhắc ở trên nhưng đang trong thời kỳ hồi sức bạn cũng không được tiêm.
Một vài lời khuyên sau khi tiêm phòng cho trẻ
Sau khi tiêm phòng cho trẻ các mẹ cũng cần lư ý những việc sau:
– Chỉ nên dùng khăn mềm và nước ấm lau qua người trẻ.
– Trẻ cũng có thể cảm thấy hơi nóng một chút sau khi tiêm, bạn nên mặc cho trẻ những bộ đồ mát mẻ nhưng vẫn đảm bảo trẻ k bị lạnh.
– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước trái cây sau khi tiêm, nếu là trẻ sơ sinh hãy cho bé bú sữa được đầy đủ mẹ nhé.
– Nếu trẻ sốt bạn không được sử dụng thuốc hạ sốt có chứa Aspirin hoặc chứa thành phần là Axit salicylic.
– Trẻ em sau khi tiêm thường hay khóc lóc, khó chịu trong người. Lúc này bố mẹ hãy yêu thương, âu yếm, trò chuyện cùng trẻ để trẻ có cảm giác an toàn, vui vẻ và thoải mái hơi.
– Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, kèm theo đó là việc bỏ bú liên tục từ 1 – 2 ngày, thường xuyên quấy khóc, da tím tái, co giật hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay.
Một số thời điểm khác không nên cho trẻ tắm
Việc tắm cho trẻ hết sức quan trọng, nhưng không phải lúc nào tắm cũng tốt đâu. Các mẹ cần lưu ý những thời điểm sau không nên tắm để bảo vệ sức khỏe cho con yêu nhà mình nhé.
Khi trẻ đang đói
Các bạn nên nhớ khi đói sự lưu thông máu của con người rất kém, đặc biệt lượng đường trong máu là rất thấp. Trong khi đó, tắm sẽ đòi hỏi cơ thể mất đi 1 lượng năng lượng đáng kể, nếu cơ thể không thể đáp ứng nhu cầu sẽ khiến bạn bị chóng mặt, choáng váng, ngất hay thậm chí là đột quỵ.
Vậy thì với sức đề kháng và sức bền của trẻ yếu và hầu như là không có sẽ vô cùng nguy hiểm. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ Việt cần phải tránh.
Khi trẻ vừa ăn xong
Sau khi ăn xong cơ thể cần được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để lượng thức ăn được tiêu hoá. Nếu bạn không cho cơ thể trẻ được nghỉ ngơi mà tắm ngay cho con vào thời điểm đó sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá.
Khi thấy con có dấu hiệu mệt mỏi
Đây cũng là một trường hợp các mẹ cần lưu ý. Bởi sức đề kháng của trẻ là rất thấp. Nếu bạn cho trẻ tắm ngay vào thời điểm này đồng nghĩa với việc lưu thông khí huyết giảm mạnh, khiến trẻ bị sốc nhiệt và dễ bị cảm đột ngột.
Vì vậy, nếu thấy con có biểu hiện mệt mỏi mẹ chỉ cần lau người bằng khăn ấm và thay quần áo sạch cho trẻ là được.
Tắm cho con mà không có thảm chống trượt
Trẻ thường rất hiếu động, chạy nhảy, nghịch ngợm lung tung khi tắm. Nếu bạn không chuẩn bị một thảm chống trượt trước phòng tắm thì việc bé gặp phải các chấn thương là điều xảy ra trong nháy mắt. Và không chỉ có bé mà bạn cũng rất có thể là nạn nhân của việc sơ suất nghiêm trọng này. Đừng nghĩ vấn đề này nhỏ mà không để ý đến hậu quả to các mẹ nhé.
Khi trẻ đang bị cảm và tiêu chảy
Khi trẻ bị cảm lạnh thì việc cho trẻ tiếp xúc với nước việc vô cùng tối kỵ. Chính vì vậy, bạn cho trẻ tắm lúc này sẽ khiến tình trạng của trẻ sẽ càng tồi tệ thêm.
Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy, các bạn cũng biết rồi đấy, việc di chuyển nhiều sẽ làm bé mệt mỏi, mất nước nhiều. Lúc này bạn đem trẻ ra tắm càng làm con thêm bệnh đấy.
Lưu ý quan trọng: không nên cho trẻ nằm điều hòa sau khi tắm
Sau khi được tắm xong cơ thể của bé đã giảm đi một lượng nhiệt đáng kể. Do đó, nếu các mẹ cho con nằm điều hòa ngay sẽ khiến cơ thể trẻ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và huyết áp khiến trẻ dễ bị hắt hơi sổ mũi và bị cảm cúm.
Tiêm phòng là việc cần thiết đối với sự phát triển và an toàn sức khỏe của trẻ. Nhưng các mẹ cũng cần lưu ý những điều nên và không nên, đặc biệt là vấn đề có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng không. Hãy thực hiện một cách khoa học để bảo vệ con yêu các bố, mẹ nhé.