HomeChia Sẻ Kiến Thức

Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? có nên nhổ không?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Một số chị em đang lo lắng và hơi sốt ruột khi thấy con em mình xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh, hay thường được gọi là nanh sữa. Hôm nay với kinh nghiệm của bà mẹ có con đã từng bị trường hợp đó, mẹ Rô xin chia sẻ với bạn đọc một số thông tin về câu hỏi Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? có nên nhổ không?[content_block id=655]

nanh-sua-o-tre-so-sinh-la-gi
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? có nên nhổ không?

Nanh sữa của trẻ sơ sinh là gì?

Nanh sữa được biết đến là một loại tổn thương ở trẻ, phần lớn nó tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Tuy là tổn thương nhưng lành tính và thường không gây biến chứng nguy hiểm gì. Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm lẫn tưởng đây là biểu hiện của tình trạng thừa canxi ở trẻ em. Hoặc là vết cặn của sữa do không được vệ sinh sạch sẽ ở miệng cho bé. >> Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi – Các bước hướng dẫn cụ thể xem tại http://tybachthao.com.vn/cach-ve-sinh-rang-mieng-cho-be-1-tuoi/

Biểu hiện của nanh sữa là dưới bề mặt niêm mạc lợi của trẻ xuất hiện một hay nhiều nốt màu trắng hoặc vàng nhạt. Thông thường kích thước của chúng khoảng 2 – 3mm, có nhiều trường hợp to đến một centimet nhưng hiếm gặp.

Nanh sữa có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lúc đầu cũng như bao bà mẹ khác tôi luôn lo lắng vì lo sợ nanh sữa sẽ gây nguy hiểm đến con mình nhưng nhờ sự tư vấn của bác sĩ và tham khảo vài thông tin từ nguồn khác nên tôi cũng yên tâm.

Nanh sữa hay thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi, một số trường hợp thì xuất hiện muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi. Đây là một tổn thương lành tính, nó xuất hiện trong thời gian khá ngắn và ít khi gây đau đớn cho trẻ nhỏ. Nanh sữa thường tự vỡ rồi biến mất trong khoảng 2 tuần do đó có một bà mẹ đã có kiến thức về điều này nên sẽ bỏ qua và không đến khám cơ sở y tế. Trường hợp nanh sữa to có thể tồn tại đến 5 tháng mà không gây các biến chứng nào khác.

Ngoài xuất hiện ở lợi thì đôi lần chúng ta còn bắt gặp nó ở niêm mạc vòm miệng, chúng thường tự vỡ và tan biến mà không để lại bất kì dấu vết nào. Bản chất của nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin màu trắng, trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại các mảnh vụn tế bào ở xương hàm.

Đa số trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu nhiều cho trẻ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải nên trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú. Khi nó bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn còn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng có thể sẽ có màu đỏ, sưng thậm chí là bị loét do sang chấn, gây sốt nhẹ.

Nanh sữa có dễ phát hiện

Các mẹ thường thắc mắc là nanh sữa đó có dễ dàng phát hiện hay không? Nanh sữa thường dễ được phát hiện và chẩn đoán sớm. Đôi lúc có trường hợp dễ nhầm lẫn nanh sữa với răng bẩm sinh hoặc răng sơ sinh mọc ngay sau khi sinh đã có. Tuy nhiên tỷ lệ gặp những răng này rất hiếm, hay gặp ở vị trí hai răng cửa giữa hàm dưới hơn.

Có nên nhổ nanh sữa hay không?

Có nhiều bà mẹ chủ quan thấy nanh sữa không có gì gây hại đến trẻ mà tự ý nhổ nanh sữa trong lợi của bé khi chưa có sự chuẩn bị về cách thức nhổ nanh sữa. Là một bà mẹ đã từng có con em bị trường hợp này, tối khuyến cáo nên tham khảo cách nhổ nanh sữa cho bé từ bác sĩ hoặc các trang web hữu ích.

Khi trẻ đã được chẩn đoán bị nanh sữa, bạn đánh giá xem chúng có gây khó chịu gì cho trẻ không, trẻ có quấy khóc hay sốt, bỏ bú không. Nếu không có những triệu chứng đó thì bạn các bà mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt và kèm theo đó là quan sát quá trình phát triển của nó. Nanh sữa sẽ tự biết mất chỉ sau 1 – 2 tuần.

Nếu các bà mẹ thấy có dấu hiện nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây đau, khó chịu cho trẻ, tuyệt đối không được tự ý nhổ hay tự xử lý tại nhà. Nên đưa trẻ đến khám nha sĩ để chính hay nhổ.

May mắn khi được một vị bác sĩ tư vấn về cách xử lý nanh sữa cho trẻ, nên sau đây tôi xin trình bày cách cha mẹ tự mình loại bỏ nanh sữa cho con em mình tại nhà. Bạn nên dùng khăn mềm hoặc miếng gạc sạch, thấm vào nước muối pha loãng.

Sau đó bạn hãy nhẹ nhàng lau vào vùng lợi đang mọc nanh sữa mỗi ngày cho bé. Điều này sẽ giúp nanh không mọc lên nữa và nó sẽ tự biến mất. Thủ thuật này rất đơn giản nhưng thao tác cần nhanh và chính xác để tránh tổn thương xung quanh vùng lợi của bé gây chảy máu.

Nhưng nếu thấy trẻ thường xuyên quấy khóc hay chán ăn, bỏ bú… thì nên đưa trẻ đến nha sĩ vì lúc này nanh sữa của bé đã bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện nhận biết là nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ và bị sưng tấy.

Trong dân gian cũng có một sốt mẹo vặt để chữa nanh sữa khác, tuy nhiên các bậc cha mẹ cần cẩn thận vì nó có thể gây đau đớn và nhiễm khuẩn nặng hơn cho trẻ.

Hi vọng với một vài kiến thức cần thiết về nanh sữa trẻ em trong bài viết trên, đã giúp các bậc cha mẹ một phần nào đó an tâm khi gặp trường hợp trên ở con em mình và biết cách xử lý. Chúc các bố, các mẹ chăm sóc con vui khỏe nhé.[content_block id=657]

Rate this post

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *